Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 55
Giáo án môn Hóa học lớp 11
Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 55: Luyện tập được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về ancol, phenol
2. Kĩ năng:
- Viết đồng phân, gọi tên
- Phân biệt các chất
- Viết phương trình hoá học
- Tìm công thức phân tử
- Tính khối lượng phenol tham gia phản ứng, thành phần phần trăm
3. Thái độ: Phát huy tinh thần làm việc tập thể
II. TRỌNG TÂM:
- Viết đồng phân, gọi tên
- Phân biệt các chất
- Viết phương trình hoá học
- Tìm công thức phân tử
- Tính khối lượng phenol tham gia phản ứng, thành phần phần trăm
III. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Phiếu học tập
- Học sinh: Ôn bài cũ
IV. PHƯƠNG PHÁP:
- Gv đặt vấn đề
- Hs hoạt động nhóm, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2. Kiểm tra bài cũ:Không
3. Nội dung:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG |
Hoạt động 1: - Gv phát vấn hs hoàn thành bảng hệ thống kiến thức Lưu ý hs về phản ứng tạo ete của hỗn hợp 2 ancol, phản ứng nhận biết glixerol - Gv phát vấn hs các kiến thức về phenol: Đặc điểm cấu tạo, tính chất hoá học, ... Hoạt động 2: -Gv: Hướng dẫn bài 4, 5 Hs: Thảo luận 3’ Hs đại diện lên bảng trình bày Hs khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét, đánh giá | I. Kiến thức cần nắm vững:sgk II. Bài tập: Bài tập 1: Viết các đồng phân và gọi tên ancol của hợp chất có CTPT C4H10O Giải: CH3-CH2-CH2-CH2-OH Butan-1-ol CH3-CH2-CH(OH)-CH3 Butan-2-ol CH3-CH(CH3)-CH2-OH 2-metylpropan-1-ol CH3-C(CH3)2-OH 2-metylpropan-2-ol Bài tập 2: Viết phương trình hoá học hoàn thành dãy biến hoá sau: a. Metanàaxetilenàetilenàetanolàaxit axetic b. Benzen "brombenzen "natri phenolat "phenol"2,4,6 – tribrom phenol Giải: a. 1) 2CH4 →C2H2 + 3H2 2) CHCH + H2 →CH2=CH2 3) CH2=CH2 + H2O →CH3-CH2-OH 4) CH3-CH2-OH + O2 →CH3COOH + H2O b. 1) C6H6 + Br2 →C6H5Br + HBr 2) C6H5Br + NaOH (đ) →C6H5ONa + HBr 3) 2C6H5ONa + CO2 + H2O → 2C6H5OH + Na2CO3 4) C6H5OH + 3Br2 → C6H2OHBr3 ↓+ 3HBr Bài tập 3: a. Phân biệt các chất: etanol, glixerol, hex-1-en b. Phenol, ancol etylic, glixerol, benzen Giải: a. - Dùng Cu(OH)2 nhận biết glixerol - Dùng dung dịch brom nhận biết hex-1-en b. - Dùng Cu(OH)2 nhận biết glixerol - Dùng Br2 nhận biết phenol - Dùng Na nhận biết ancol Bài tập 4: Một hỗn hợp gồm glixerol và ancol etylic phản ứng với natri dư thu được 4,48 lít khí (đkc). Mặt khác, nếu cho cùng hỗn hợp trên tác dụng với Cu(OH)2 thì hoà tan được 4,9 gam Cu(OH)2. Tính thành phần phần trăm mỗi chất trong hỗn hợp đầu? Giải: Cả 2 đều phản ứng với natri Gọi số mol glixerol: x mol Ancol etylic: y mol C3H5(OH)3 + 3Na →C3H5(ONa)3 + ½ H2 xmol 3x/2 mol C2H5OH + Na à C2H5ONa + ½ H2 y mol y/2 mol Tổng số mol khí = 3x/2 + y/2 = 3x + y = 0,4 (1) Chỉ có glixerol phản ứng với Cu(OH)2 x mol x/2 mol Số mol Cu(OH)2 = x/2 = 0,05 è x = 0,1 Thay vào (1): y = 0,1 Bài tập 5: Cho 25 gam hỗn hợp A gồm ancol etylic, phenol và nước tác dụng với kali thì thu được 5,6 lít khí (đkc). Mặt khác, nếu cho 25 gam hỗn hợp A trên tác dụng với 100ml dung dịch NaOH 1M thì vừa đủ. Xác định khối lượng từng chất trong A? Giải: Gọi: C2H5OH: x mol C6H5OH: y mol H2O: z mol C2H5OH + K → C2H5OK + 1/2H2 x mol x/2 mol C6H5OH + K → C6H5OK + 1/2H2 y mol y/2mol H2O + K à KOH + ½ H2 zmol z/2 mol Mặt khác, chỉ có phenol tác dụng với NaOH C6H5OH + NaOH → C6H5Ona + 1/2H2 Số mol C6H5OH = Số mol NaOH = 0,1.1=0,1 mol=y Nên số mol H2 = x/2 +y/2 +z/2=5,6/22,4=0,25mol x + y + z = 0,5x + z = 0,4 (1) Lại có: 46x + 94y + 18z = 2546x + 18z = 15,6 (2) Từ (1) và (2) ta có: x = 0,3; z = 0,1 Khối lượng của: C2H5OH = 46.0,3=13,8 (g) C6H5OH = 94.0,1 = 9,4 (g) H2O = 25 – 13,8 – 9,4 = 1,8 (g) |