Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 12

Giáo án môn Hóa học lớp 11

Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 12: Axit nitric và muối nitrat được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

HS biết được: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng của HNO3

HS hiểu được:

  • HNO3 là một trong những axit mạnh nhất.
  • HNO3 là chất oxi hoá rất mạnh: oxi hoá hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.

2. Kĩ năng:

  • Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và rút ra kết luận.
  • Quan sát thí nghiệm, hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất của HNO3.
  • Viết các phương trình hoá học dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học của HNO3 đặc và loãng.

3. Thái độ: Chứng minh độ mạnh của axit nitric, thực hiện thí nghiệm cẩn thận

II. TRỌNG TÂM:

HNO3 có đầy đủ tính chất hóa học của một axit mạnh và là chất oxi hóa rất mạnh: oxi hóa hầu hết các kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.

II. PHƯƠNG PHÁP:

  • Gv đặt vấn đề
  • Hs tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
  • Kết hợp sách giáo khoa, trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức

III. CHUẨN BỊ:

  • Giáo viên: Quỳ tím, CuO (r), dd NaOH, CaCO3(r) và Cu, Zn, HNO3đặc, HNO3 (l), dd HCl loãng
  • Học sinh: Học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài mới

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

2. Kiểm tra bài cũ:

Viết phương trình hoá học hoàn thành dãy chuyển hoá sau:

(NH4)2SO4 →NH3 →NH4Cl →N2 →NO→ NO2

Bằng phương pháp hoá học, nhận biết chất rắn sau: CaCO3; NH4Cl; NaCl

Gv nhận xét, cho điểm.

3. Nội dung: Những hợp chất khí nào là nguyên nhân gây ra mưa axit? Có hợp chất của nitơ là NO2, kết hợp với nước tạo nên một loại axit, axit này có những tính chất gì mà có thể gây hại đến những công trình xây dựng... Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu

HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1:

- Gv: Yêu cầu hs viết CTCT của phân tử HNO3. Xác định số oxh của nitơ trong HNO3.

Hs: Trả lời

- Gv: Giới thiệu lọ đựng dd HNO3à Yêu cầu Hs quan sát và nghiên cứu nội dung bài học trong sgk, rút ra tính chất vật lý của HNO3.

Hs: Nêu trạng thái, màu sắc, độ bền tính tan trong nước, nồng độ của dung dịch HNO3 đậm đặc và khối lượng riêng.

- Gv: Nhận xét, bổ sung và kết luận.

Hoạt động 2:

- Gv: Yêu cầu học sinh viết phương trình điện li của HNO3 và xác định số oxi hoá của N trong phân tử HNO3 → Dự đoán tính chất?

Hs làm thí nghiệm theo nhóm chứng minh tính axit mạnh của HNO3 với:

+ Quỳ tím

+ CuO

+ Ca(OH)2

+ CaCO3

→ Nhận xét hiện tượng, viết phương trình phân tử và ion thu gọn

Hoạt động 3:

- Gv yêu cầu hs nhắc lại các mức oxi hoá của N → Gv thông tin

- Gv làm thí nghiệm đối chứng:

+ Cu + dd HCl loãng

+ Cu + dd HNO3 loãng

Hs quan sát, nhận xét, viết phương trình

- Gv trình diễn thí nghiệm HNO3 đặc với Cu

Hs quan sát, nhận xét hiện tượng, viết phương trình

- Gv thông tin: Thường HNO3 loãng tạo thành NO; HNO3 đặc tạo thành NO2

Hoạt động 4:

- Gv: Khi đun nóng, HNO3 đặc có thể oxi hoá một số phi kim lên mức oxh cao nhất

→ Biểu diễn thí nghiệm: HNO3 đặc với C

Hs quan sát, nhận xét, viết phương trình

Hoạt động 5:

- Gv biểu diễn thí nghiệm FeO+ HNO3 đặc nóng, để nguội, nhỏ vài giọt dd NaOH vào cho đến khi có kết tủa nâu đỏ

Hs quan sát, nhận xét, viết phản ứng

- Gv thông tin thêm

Hoạt động 6:

Hs nghiên cứu SGK cho biết ứng dụng của HNO3

A. AXIT NITRIC:

I. Cấu tạo phân tử:

-CTCT: H – O – N = O

O

-Trong ptử HNO3: N có SOXH +5

II. Tính chất vật lý: Sgk

III. Tính chất hoá học:

- HNO3 → H+ + NO3- => là axit mạnh

- à Số OXH cao nhất nên chỉ có thể giảm => tính oxi hoá

1. Tính axít: HNO3 là axít mạnh

- Quỳ tím hoá đỏ

- Tác dụng với oxít bazơ, bazơ, muối của các axít yếuà muối nitrat.

2 HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O

2HNO3 +Ca(OH)2 →Ca(NO3)2+2H2O

2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O

2. Tính oxi hoá:

- HNO3 có số OXH + 5 có thể bị khử thành:

o +1 +2 +4 -3

N2, N2O, NO, NO2, NH4NO3 tuỳ theo nồng độ HNO3 và khả năng khử của chất tham gia.

a. Tác dụng với kim loại:

-Oxy hoá hầu hết kim loại (trừ Au, Pt).

0 +5 +2 +2

3Cu +8HNO3(l) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

0 +5 +2 +4

Cu + 4HNO → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

- Fe, Al, Cr thụ động hoá với HNO3 đặc, nguội

b. Tác dụng với phi kim:

HNO3 đặc, nóng OXH được một số phi kim C, S, P,... → NO2

+ 4HO3 → O2 + 4O2 + 2H2O

+ 6HO3 → H2O4 + 6O2+ 2H2O

c. Tác dụng với hợp chất:

- HNO3 đặc oxi hoá nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ

O + 4HO3 → (NO3)3 + O2 + 2H2O

- Vải, giấy, mùn cưa, dầu thông…. bị phá huỷ khi tiếp xúc HNO3 đặc

IV. Ứng dụng: sgk

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 11

    Xem thêm