Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 41

Giáo án môn Hóa học lớp 11

Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 41: Luyện tập được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Củng cố kiến thức về tính chất hoá học của anken, ankađien
  • Biết cách phân biệt ankan, anken và ankađien

2. Kĩ năng:

  • Phân biệt ankan, anken và ankađien
  • Viết phương trình hoá học của các chất
  • Tính thành phần phần trăm của metan, anken

3. Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh

II. TRỌNG TÂM:

  • Phân biệt ankan, anken và ankađien
  • Viết phương trình hoá học của các chất
  • Tính thành phần phần trăm của metan, anken

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Chuẩn bị hệ thống kiến thức và bài tập. Máy chiếu.

2. Học sinh: Ôn tập

IV. PHƯƠNG PHÁP:

  • Gv đặt vấn đề
  • Hs hoạt động nhóm, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình luyện tập

3. Nội dung:

Đặt vấn đề: Anken và ankađien giống và khác nhau như thế nào? → Vài bài

HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1:

I. Kiến thức cần nắm vững:

- GV hướng dẫn HS kẻ bảng kiến thức cần nắm vững như sau

- HS kẻ bảng kiến thức cần nắm vững, sau đó điền nội dung kiến thức vào

ANKEN

ANKAĐIEN

1) Công thức phân tử

CnH2n, n≥2

CnH2n -2, n≥3

2) Đặc điểm cấu tạo

Mạch hở, chứa một liên kết đôi trong phân tử, trong đó chứa một liên kết pi (∏ ).

Mạch hở, chứa hai liên kết đôi trong phân tử, trong đó chứa hai liên kết pi (∏).

+ Có đồng phân mạch C và đồng phân vị trí liên kết đôi.

+ Một số có đồng phân hình học (cis và trans)

3) Tính chất hoá học đặc trưng

1. Phản ứng cộng hợp: H2, HX, Br2 (dd).

2. Phản ứng trùng hợp.

4) Sự chuyển hoá ankan, anken và ankađien

Hoạt động 2:

- Gv phân mỗi bàn cùng làm 1 bài tập

Hs đại diện lên bảng làm bài, hs khác nhận xét, bổ sung

- Gv đánh giá

II. Bài tập:SGK

1.a) CH2 = CH2 + Br2 " CH2Br – CH2Br

b) 3CH3 - CH2 = CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH3-CH2OH–CH2OH + 2MnO2$ + 2KOH

2. Gợi ý:

Cách 1: Dẫn lần lượt từng khí đi qua dd nước vôi trong Ca(OH)2 dư, khí nào phản ứng cho kết tủa trắng đó là khí CO2. CO2 + Ca(OH)2 " CaCO3$ trắng + H2O. Hai khí còn lại dẫn qua dung dịch brom loãng, khí nào phản ứng làm mất màu dung dịch brom là khí etilen, còn lại là khí metan.

CH2= CH2 + Br2 " CH2Br – CH2Br

Cách 2: Dẫn lần lượt từng khí qua bình đựng dung dịch KMnO4, khí nào làm mất màu dung dịch thuốc tím là khí etilen. 3CH2 = CH2 + 2KMnO4 + 4H2O " 3CH2OH–CH2OH + 2MnO2$ + 2KOH

Hai khí còn lại dẫn lần lượt qua nước vôi trong dư, khí nào cho kết tủa trắng là khí CO2, khí còn lại là metan CO2 + Ca(OH)2 " CaCO3$ trắng + H2O.

3. Gợi ý:

4.Gợi ý:

CH3–CH3 CH2=CH2 + H2

CH2 = CH2 + Cl2 " CH2Cl – CH2Cl

CH3–CH3 + Cl2 CH3- CH2Cl + 2HCl

5.Trả lời: Đáp án đúng: A.

6. CH2=CH–CH2–CH3 →CH2=CH–CH=CH2 + H2

nCH2=CH–CH=CH2 →(-CH2–CH=CH–CH2-)n

7. CnH2n-2 + O2 → nCO2 + (n-1)H2O

(14n-2)g n mol

5,4 g 0,4 mol

→ 5,4n = 0,4(14n-2) → n = 4

Vậy X là C4H6 (Đáp án: A)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 11

    Xem thêm