Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 6
Giáo án môn Hóa học lớp 11
Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 6: Bài thực hành số 1 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức
Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Tác dụng của các dung dịch HCl, CH3COOH, NaOH, NH3 với chất chỉ thị màu.
- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li: AgNO3 với NaCl, HCl với NaHCO3, CH3COOH với NaOH.
2. Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích và rút ra nhận xét.
- Viết tường trình thí nghiệm.
II. TRỌNG TÂM:
- Tính axit – bazơ
- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Thảo luận, GVHDHS làm thí nghiệm.
IV. CHUẨN BỊ:
GV: Chuẩn bị dd phenolphtalein, NaOH (0,1M), HCl (0,1M), CH3COOH 0,1M, NH3 0,1M; CaCl2 đặc; Na2CO3đặc; giấy pH (chất chỉ thị vạn năng).
HS: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
V. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và GV)
3. Nội dung: Trên lí thuyết mà các em đã học hãy tiến hành làm các thí nghiệm sau:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
GV: Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Rót chất lỏng vào ống nghiệm + Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút + Nhỏ giọt chất lỏng lên giấy chỉ thị bằng công tơ hút + Lắc ống nghiệm + Gạn chất lỏng ra khỏi ống nghiệm để giữ lại kết tủa | Thí nghiệm 1. Tính axit – bazơ (15 phút) a) Màu của giấy chỉ thị có pH = 1 b) Dung dịch NH4Cl 0,1 M: ở khoảng pH =2,37 Dung dịch CH3COONa 0,1 M: ở khoảng pH = 11,63 Dung dịch NaOH 0,1 M: có pH = 13 Thí nghiệm 2. (20 phút) Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li a) Hiện tượng: Có vẩn đục CaCO3: Giải thích: Ca2+ + CO → CaCO3 ¯ b) Kết tủa tan ra làm dung dịch trong dần và có các bọt khí bay lên: CaCO3 + 2H+ → Ca2++ CO2 + H2O c) Hiện tượng: Dung dịch chuyển màu hồng =>Dung dịch mất màu hồng: Giải thích: H+ + OH- →H2O |