Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 10

Giáo án môn Hóa học lớp 11

Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 10: Amoniac và muối amoni được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

Biết được: Cấu tạo phân tử, t/chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi).

Hiểu được: Tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi).

2. Kĩ năng

  • Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của amoniac.
  • Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hóa học của amoniac.
  • Viết được các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn.
  • Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học.
  • Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở đktc theo hiệu suất.phản ứng

3. Phát triển năng lực:

  • Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
  • Phát triển năng lực sáng tạo

II. TRỌNG TÂM:

  • Cấu tạo phân tử amoniac
  • Amoniac là một bazơ yếu có đầy đủ tính chất của một bazơ ngoài ra còn có tính khử.

III. PHƯƠNG PHÁP:

  • Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
  • PPDH đàm thoại phát hiện.

IV. CHUẨN BỊ:

GV: Chuẩn bị giấy quỳ tím, giấy phenolphtalein hoặc giấy pH, các dd NH3, AlCl3, HCl.

HS: Đọc và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày tính chất hóa học của N? Lấy ví dụ minh họa?

3. Nội dung:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hỏi: Dựa vào cấu tạo của ngtử N và H hãy mô tả sự hình thành ptử NH3 ? Viết CTe và CTCT ptử NH3 xác định SOXH của N? Dự đoán tính chất hh của NH3?

Hs: - Trong ptử NH3, N có SOXH -3

HS: N có các SOXH:-3, 0, +1, +2, +3,+4, +5. Có tính khử .

+ Nguyên tử N có SOXH thấp nhất -3

GV bổ sung: Phân tử có cấu tạo không đối xứng nên phân tử NH3 phân cực.

GV:Yêu cầu hs quan sát bình đựng khí NH3, thí nghiệm thử tính tan của NH3 (h2.3 sgk).

Tính chất vật lí:

Tích hợp: NH3 là chất hh có thể gây ô nhiễm m/tr kk và m/tr nước. Vậy mỗi chúng ta phải có ý thức giữ gìn môi trường sống của mình thật trong lành. Y/cầu khi ở trường mỗi cá nhân sau khi đi vệ sinh xong, cần dội nước cho sạch, cho hết phần nước tiểu mình vừa đi xong.

Gv: Làm TN thử tính tan của khí NH3

Hs: Quan sát hiện tượng và giải thích.

+ Khí NH3 tan nhiều trong nước làm giảm P trong bình và nước bị hút vào bình. Phenolphtalein chuyển thành màu hồng NH3 có tính bazơ.

Hỏi: Viết phương trình NH3 + H2O?

Hỏi: Khi cho dd AlCl3 vào dd NH3 sẽ xảy ra pứ nào? Làm thí nghiệm với dung dịch AlCl3

HS:Quan sát, nhận xét hiện tượng, viết PT phân tử, PT ion thu gọn

GV: Làm thí nghiệm: NH3 + HCl đặc

Hs quan sát hiện tượng, nhận xét, viết phương trình

Hỏi: Em hãy cho biết SOXH có thể có của N? Đoán t/c của N

GV: Cho hs quan sát hiện tượng (h2.4 sgk).Yêu cầu hs cho biết chất tạo thành khi đốt cháy NH3, viết PTHH.

Gợi ý: Sản phẩm là khí N2.

- Gv kết luận: Về TCHH của NH3.

+ Tính bazơ yếu.

+ Tính khử

A. AMONIAC

I. Cấu tạo phân tử: (5 phút)

-3 Tính khử

- CTPT: NH3

- CTe: H :H; CTCT H -N -H

H H

3,04 - 2,20 = 0,84p/tử NH3 phân cực .

II. Tính chất vật lí: (5 phút)

- Là chất khí không màu, mùi khai, xốc, nhẹ hơn không khí

- Tan nhiều trong nước dd có tính bazơ.

III. Tính chất hoá học: (25 phút)

1. Tính bazơ yếu:

a. Tác dụng với nước:

NH3 + H2O →NH+ OH-

- dd NH3 là bazơ yếu làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

b. Tác dụng với dung dịch muối:

- Dd NH3 có khả năng làm kết tủa nhiều hidroxit kim loại

AlCl3+3NH3 +3 H2O→Al(OH)3+3 NH4Cl

Al3++3NH3+3H2O→Al(OH)3+ 3NH4+

c. Tác dụng với axit :

2NH3 + H2SO4 →(NH4)2SO4

NH3 (k) + HCl (k) →NH4Cl

(không màu) (ko màu) (khói trắng)

2. Tính khử:

a. Tác dụng với oxi:

-3 0

4 NH3 + 3O2 →2N2 + 6 H2O

-3 +2

4 NH3 + 5O2 →4NO + 6 H2O

b. Tác dụng với Clo: sgk

* Kết luận: Amoniac có các tính chất hoá học cơ bản:

- Tính bazơ yếu

- Tính khử

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Hóa học lớp 11

    Xem thêm