- Hệ tuần hoàn đơn có một vòng tuấn hoàn, máu chảy dưới áp lực trung bình.
- Hệ tuần hoàn kép có hai vòng tuần hoàn (vòng tuần hoàn lớn đi khắp cơ thể và vòng tuần hoàn nhỏ qua phổi), máu chảy dưới áp lực cao và chảy nhanh.
→ Ưu điểm của tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn là: lượng máu đến các cơ quan và quá trình trao đổi chất ở mao mạch phụ thuộc vào áp lực máu chảy trong động mạch. Ở hệ tuần hoàn đơn, khi máu Từ tim đi qua hệ thống mao mạch ở mang thì huyết áp giảm nhanh. Do vậy máu chảy trong động mạch lưng đi đến các cơ quan dưới áp lực trung bình.
Tham khảo bài giải tại: https://vndoc.com/giai-bai-tap-trang-80-sgk-sinh-hoc-lop-11-tuan-hoan-mau-116150#mcetoc_1ein85d8v4r
Tim co bóp đẩy máu vào động mạch, đồng thời cũng tạo nên một áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Áp lực máu tác động lên thành mạch gọi là huyết áp.
Trong suốt chiều dài của hệ mạch (từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch) có sự biến động về huyết áp: huyết áp giảm dần. Huyết áp giảm dần do xa tim làm lực đẩy yếu, ma sát giữa máu với thành mạch và ma sát của các phân tử máu với nhau khi máu chảy trong mạch.
Tham khảo bài giải: https://vndoc.com/giai-bai-tap-trang-133-sgk-sinh-lop-8-cau-tao-va-chuc-nang-cua-da-117867
- Ví dụ về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể: tập hợp các cây tre ở bờ đê; đàn ong cùng lấy mật để nuôi ong chúa; đàn chim cùng di cư về phương bắc,…
- Ví dụ về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: sư tử đực cạnh tranh con cái để giao phối; con cò trong đàn cạnh tranh với nhau giành nơi thuận lợi để làm tổ
- Quan hệ hỗ trợ hay cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển ổn định:
+ Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.
+ Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể, nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể duy trì ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
Xem lời giải tại https://vndoc.com/giai-bai-tap-trang-80-sgk-sinh-hoc-lop-11-tuan-hoan-mau-116150#mcetoc_1ein85d8v4u
Mỡ dưới da có 5 chức năng chính như sau:
- Giúp cơ thể dự trữ năng lượng
- Điều chỉnh thân nhiệt.
- Mỡ dưới da có chức năng như 1 lớp đệm để bảo vệ cơ và xương khỏi tác động của các cú va chạm từ bên ngoài như ngã, va đập,...
- Lớp mỡ dưới da đóng vai trò như 1 lối đi cho các dây thần kinh, mạch máu giữa da và cơ.
- Gắn lớp hạ bì với cơ và xương bằng mô kết nối của mỡ dưới da.
Tham khảo bài giải: https://vndoc.com/giai-bai-tap-trang-133-sgk-sinh-lop-8-cau-tao-va-chuc-nang-cua-da-117867
Khẩu phần của 1 nữ sinh lớp 8:
- Gạo tẻ: 400g = 1376 Kcal
- Bánh mì: 65g = 162 Kcal
- Đậu phụ: 75g = 71 Kcal
- Thịt lợn ba chỉ: 100g = 260 Kcal
- Sữa đặc có đường: 15g = 50 Kcal
- Dưa cải muối: 100g = 9,5 Kcal
- Cá chép: 100g = 57,6 Kcal
- Rau muống: 200g = 39 Kcal
- Đu đủ chín: 100g = 31 Kcal
- Đường kính: 15g = 60 Kcal
- Sữa su su: 65g = 40,75 Kcal
- Chanh: 20g = 3,45 Kcal
→ Tổng cộng: 2156,85 Kcal