Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khi cho MnO2 vào dung dịch H2O2 thì H2O2

Khi cho MnO2 vào dung dịch H2O2 thì H2O2 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tốc độ phản ứng và cân bằng phản ứng hóa học. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết liên quan. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung câu hỏi dưới đây. 

Khi cho MnO2 vào dung dịch H2O2 thì H2O2 bị phân hủy nhanh hơn khi đó yếu tố nào đã làm tăng tốc độ phản ứng phân hủy H2O2

A. áp suất

B. nhiệt độ

C. nồng độ

D. chất xúc tác

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

MnO2 là xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng phân huỷ.

2H2O2 \overset{t^{o} ,MnO_{2} }{\rightarrow}to,MnO22H2O + O2

Trong phản ứng này chất MnO2 không tham gia vào phản ứng mà là chất xúc tác để phản ứng xảy ra nhanh hơn

Đáp án D

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Cho 12 gam, kẽm hạt vào cốc đựng dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường. Biến đổi nào sau đây không làm thay đổi tốc độ phản ứng?

A. tăng thể tích dung dịch H2SO4 4M lên 2 lần.

B. thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 3M.

C. tăng nhiệt độ lên đến 50OC.

D. thay 12 gam kẽm hạt bằng 12 gam kẽm bột.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 2. Cho phản ứng hóa học: 2H2O2 \overset{MnO2}{\rightarrow}MnO2 2H2O + O2.
Yếu tố nào không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

A. Nồng độ H2O2

B. Chất xúc tác MnO2

C. Nhiệt độ

D. Nồng độ của H2O

Xem đáp án
Đáp án D

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên :

Nồng độ H2O2: nếu tăng nồng độ H2O2 thì tốc độ phản ứng tăng.

Thêm chất xúc tác: làm tăng tốc độ của phản ứng.

Nhiệt độ: nếu tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tăng.

Câu 3. Nội dung nào thế hiện trong các câu sau là sai?

A. Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất.

B. Nước giải khát được nén CO2 vào ở áp suất cao hơn sẽ có độ chua (độ axit) lớn hơn.

C. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp sẽ giữ được lâu hơn

D. Than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí. 

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 4.  Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng có xảy ra nữa không?

A. chỉ xảy ra theo chiều nghịch.

B. vẫn tiếp tục xảy ra.

C. không xảy ra nữa.

D. chỉ xảy ra theo chiều thuận. 

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 5. Phát biểu nào phù hợp với một phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng?

A. phản ứng thuận đã kết thúc

B. cả phản ứng thuận và phản ứng nghịch đã kết thúc

C. phản ứng nghịch đã kết thúc

D. tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng khi một hệ hoá học đang ở trạng thái cân bằng?

A. Phản ứng thuận đã dừng.

B. Phản ứng nghịch đã dừng.

C. Nồng độ các chất tham gia và sản phẩm bằng nhau.

D. Nồng độ của các chất trong hệ không thay đổi.

Xem đáp án
Đáp án D

---------------------------------------

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Hóa 10 - Giải Hoá 10

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng