Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Liên từ phụ thuộc (Subordinating conjunction) trong tiếng Anh

Nằm trong bộ tài liệu Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản do VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, tài liệu tiếng Anh chuyên đề Liên từ phụ thuộc gồm lý thuyết khái niệm Liên từ phụ thuộc tiếng Anh là gì, Phân loại các liên từ phụ thuộc trong tiếng Anh. Mời bạn đọc tham khảo, download tài liệu.

1. Liên từ phụ thuộc là gì?

- Subordinating conjunction là gì? Liên từ phụ thuộc được sử dụng để bắt đầu mệnh đề phụ thuộc, gắn kết mệnh đề này với mệnh đề chính trong câu. Liên từ phụ thuộc giúp 2 mệnh đề có sự liên kết chặt chẽ hơn so với liên từ kết hợp (coordinating conjunctions).

Mệnh đề độc lập: It is raining hard.

Mệnh đề độc lập: We might get wet.

- Thiếu liên kết khi sử dụng liên từ kết hợp:

It is raining hard - we might get wet.

→ Người đọc không biết được việc trời mưa sẽ khiến họ bị ướt.

- 2 mệnh đề sẽ liên kết chặt chẽ hơn khi sử dụng liên từ phụ thuộc:

We might get wet because it is raining hard.

Because it is raining hard, we might get wet.

→ Người đọc có thể nhận biết được mối liên hệ nhân quả trong câu.

2. Các liên từ phụ thuộc trong tiếng Anh

Dưới đây là các liên từ thường dùng trong tiếng anh:

a. After, before (sau khi - trước khi)

- diễn tả thời gian, một việc xảy ra sau/trước một việc khác

Ví dụ:

+ Minnie went to bed after she had dinner.

(Minnie đi ngủ sau khi ăn tối)

+ Carol always turns off all the lights before she leaves the office.

(Carol luôn tắt hết đèn trước khi rời khỏi văn phòng)

b. Although, though, even though (mặc dù)

- biểu thị hai hành động trái ngược nhau về mặt logic

Cấu trúc:

Although/ though/ even though + mệnh đề

Despite/ in spite of + V-ing / danh từ/ cụm danh từ

Despite the fact that/ In spite of the fact that + mệnh đề

Ví dụ:

+ She tried to finish her work even though she felt unwell.

(Cô ấy cố gắng làm xong việc cho dù cô ấy cảm thấy không khoẻ)

+ Despite her explanation, nobody seems to sympathy with her situation.

(Mặc cho cô ấy giải thích, chẳng có ai là hiểu cho hoàn cảnh của cô)

+ In spite of the fact that he knows nothing about this job, my boss still hires him.

(Mặc dù sự thật là anh ta chả biết gì về công việc này, sếp tôi vẫn thuê anh ta)

c. As (bởi vì/ khi)

- diễn tả hai hành động cùng xảy ra; hoặc diễn tả nguyên nhân.

Ví dụ:

+ She went out as I came here. (As = when: khi)

(Cô ấy đã ra ngoài khi tôi đến đây)

+ As Daisy stayed up late last night, she couldn’t concentrate on the lesson this morning. (As = because)

(Vì Daisy thức khuya tối qua, nên cô ấy chẳng thể tập trung vào bài giảng sáng nay được)

d. As soon as (ngay khi mà)

- diễn tả quan hệ thời gian.

Ví dụ:

+ As soon as the teacher arrived, the class became quiet.

(Ngay khi giáo viên đến, cả lớp trở nên im lặng)

e. Because, since (bởi vì)

- diễn tả nguyên nhân, lý do.

Ví dụ: Because I felt sick, I got Johny to take me to the doctor.

(Bởi vì tôi thấy không khoẻ, nên tôi nhờ Johny chở tôi đi bác sỹ)

► Lưu ý:

- Cách dùng Because, since + mệnh đề tương đương với because of, due to + V-ing/ danh từ

Ví dụ:

+ Because of the traffic jam, I went to work late yesterday.

(Bởi vì kẹt xe, tôi đã đi làm muộn vào ngày hôm qua)

- Cần phân biệt khi nào since là liên từ mang nghĩa “bởi vì”, khi nào được dùng làm mốc thời gian trong thì hiện tại hoàn thành: Nếu là since dùng trong thì hiện tại hoàn thành thì trước mệnh đề since chia hiện tại hoàn thành, sau since chia quá khứ đơn. Nếu since mang nghĩa “bởi vì” sẽ không có ràng buộc về loại thì.

Ví dụ:

+ I haven’t seen the Smiths since they left for London. (Since chỉ mốc thời gian)

(Tôi chưa từng gặp nhà Smith kể từ khi họ rời London)

+ Since the Smiths left for London, I haven’t seen them. (Since làm liên từ)

(Bởi vì nhà Smith đã rời London nên tôi không gặp họ)

f. Even if (kể cả khi)

- diễn tả điều kiện giả định mạnh.

Ví dụ: Even if I explain everything to him, will he forgive me?

(Ngay cả khi tôi đã giải thích mọi chuyện với anh ta, liệu anh ta có tha thứ cho tôi không?)

g. If, unless (nếu/ nếu không)

- diễn tả điều kiện

Ví dụ:

+ If you don’t study hard, you won’t pass the exam.

(Nếu bạn không học hành chăm chỉ, bạn sẽ không thi qua môn đâu)

+ Unless you study hard, you won’t pass the exam. (Unless = if not)

(Nếu bạn không học hành chăm chỉ, bạn sẽ không thi qua môn đâu)

h. Now that (vì giờ đây)

- diễn tả quan hệ nhân quả theo thời gian.

Ví dụ:

+ Now that I have passed the exam, I can play all day.

(Vì giờ đây tôi đã thi xong rồi, nên tôi có thể chơi cả ngày)

i. So that, in order that (để)

- diễn tả mục đích.

Ví dụ:

+ We decided to go early so that we won’t get stuck in traffic jam.

(Chúng tôi quyết định sẽ đi sớm để không bị kẹt xe)

+ I close the door in order that no one can hear us.

(Tôi đóng cửa để không ai có thể nghe thấy chúng ta)

j. Until (cho đến khi)

- diễn tả quan hệ thời gian, thường dùng với câu phủ định.

Ví dụ:

+ Sam didn’t go to sleep until his mom came home.

(Sam không đi ngủ cho đến khi mẹ của chú về nhà)

k. When (khi)

- diễn tả quan hệ thời gian

Ví dụ:

+ When I got home, my husband was cooking in the kitchen.

(Khi tôi về tới nhà, chồng tôi đang nấu ăn trong bếp)

l. While (trong khi)

- diễn tả quan hệ thời gian – trong khi

hoặc sự ngược nghĩa giữa 2 mệnh đề.

Ví dụ:

+ Jenny was reading newspaper while her sister was doing her exercises.

(Jenny đang đọc báo trong khi em gái của cô đang làm bài tập)

m. In case, in the event that (trong trường hợp, phòng khi)

- diễn tả giả định về một hành động có thể xảy ra trong tương lai

Ví dụ:

+ Remember to take your umbrella in case it rains.

(Nhớ đem theo dù phòng trường hợp trời mưa)

n. Once (một khi)

- diễn tả sự ràng buộc

Ví dụ:

+ Once you join the game, you can’t get out of it.

(Một khi đã tham gia vào trò chơi, anh không thể thoát khỏi nó đâu)

Lưu ý: Nếu mệnh đề phụ thuộc đứng trước mệnh đề độc lập thì giữa hai mệnh đề phải sử dụng dấu phẩy. Tuy nhiên khi mệnh đề độc lập đứng trước thì không cần có dấu phẩy giữa hai mệnh đề

3. Liên từ phụ thuộc và đại từ quan hệ

- Một số từ cũng được sử dụng để mở đầu cho mệnh đề phụ thuộc – những từ này được gọi là đại từ quan hệ (relative pronouns). Mặc dù đại từ quan hệ có hình thức và chức năng khá giống liên từ phụ thuộc nhưng hai loại từ này khác nhau.

- Các đại từ quan hệ gốc gồm ‘that’, ‘who’ và ‘which’. Tuy nhiên đại từ quan hệ có thể làm chủ ngữ của mệnh đề phụ thuộc trong khi liên từ phụ thuộc không thể đóng chức năng chủ ngữ trong mệnh đề. Liên từ phụ thuộc được theo sau bởi chủ ngữ của mệnh đề.

Ví dụ:

+ John is the guy who invited us for dinner last night. (who:chủ từ)

(John là gã đã mời chúng tôi tới bữa ăn tối qua)

+ We talked about the guy while they continued to eat dinner. (while: không phải chủ từ)

(Chúng tôi nói về gã mà chúng tôi gặp tối qua)

Trên đây là Tất tần tật về Liên từ phụ thuộc tiếng Anh. Mời bạn đọc tham khảo thêm nhiều tài liệu ôn tập Tiếng Anh cơ bản khác như: Tài liệu luyện kỹ năng Tiếng Anh cơ bản, Ôn tập Ngữ pháp Tiếng Anh, Luyện thi Tiếng Anh trực tuyến,... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản

    Xem thêm