Phân tích sự đối lập giữa 2 chi tiết tiếng sáo và tiếng ngựa đạp vào vách khi Mị bị trói đứng trong đêm tình mùa xuân
Phân tích sự đối lập giữa 2 chi tiết tiếng sáo và tiếng ngựa đạp vào vách trong Vợ chồng A Phủ
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Phân tích sự đối lập giữa 2 chi tiết tiếng sáo và tiếng ngựa đạp vào vách khi Mị bị trói đứng trong đêm tình mùa xuân để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
Phân tích sự đối lập giữa 2 chi tiết tiếng sáo và tiếng ngựa đạp vào vách
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, hai chi tiết tiếng sáo và tiếng chân ngựa đạp vách chính là hai hình ảnh đối lập nhau tạo nên giá trị nhân văn cao đẹp của truyện. Thật vậy, nếu như cho tiết tiếng sáo là ước mơ và cuộc sống tươi đẹp của Mị thì tiếng chân ngựa đạp vào vách là hiện thực và số phận của Mị. Qua những ngày tháng làm trâu làm ngựa ở nhà thống lí, Mị dường như mất đi niềm hy vọng vào cuộc sống và chấp nhận một cuộc sống vô hồn và bế tắc. Tuy nhiên, trong đêm tình mùa xuân, Mị một lần được sống lại với tiếng sáo của những đêm tình ngày trước. Tiếng sáo chính là nguồn khơi gợi khát khao muốn tìm lại tuổi trẻ, tuổi xuân, tình yêu, tự do, hạnh phúc của Mị. Hơi rượu còn nồng nàn, trong đầu Mị vẫn rập rờn tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Chính cái tiếng sáo ấy đã gọi Mị vùng bước đi về với cuộc sống thật của mình đã bị cướp mất trong cái địa ngục trần gian này. Tiếng sáo làm thức dậy sức sống tiềm tàng, mãnh liệt vốn ngủ im trong Mị bấy lâu nay. Sức mạnh ấy giúp Mị dường như không còn sợ hãi hiện thực, không còn sợ A Sử mà trong tâm trí của Mị chỉ có tiếng sáo và khát khao được tự do, hạnh phúc. Chi tiết tiếng sáo đã thể hiện sâu sắc cái sức sống mãnh liệt đang trào dâng trong lòng cô lúc bấy giờ. Và tiếng sáo đã thành một biểu tượng sâu sắc và gợi cảm cho ước mơ và sức sống của Mị. Đối lập với hình ảnh tiếng sáo là chi tiết tiếng chân ngựa đạp vách. Dù cho Mị có sức mạnh để "vùng bước đi" nhưng tay chân đau không cựa được, tiếng sáo trong tâm trí cũng chẳng còn, ước mơ tan biến, và hiện thực trần trụi, phũ phàng hiện ra: chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Mị đã tỉnh hẳn khi dây trói thít chặt lại, đau nhức, và cay đắng nhận ra số phận của mình không bằng con ngựa. Cái dây trói kia chỉ làm đau thể xác. nhưng cái tiếng chân ngựa này mới thực sự xoáy sâu vào nỗi đau tinh thần của Mị. Tiếng chân ngựa gợi lên số phận không bằng thân trâu ngựa của Mị. Tiếng chân ngựa đã thành một biểu trưng giàu ý nghĩa cho hiện thực và số phận của Mị. Tóm lại, hai chi tiết là hai chi tiết nghệ thuật đối lập nhưng góp phần thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp của truyện: ca ngợi những giá trị của con người đồng thời lên tiếng cho số phận bi đát của họ.
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Phân tích sự đối lập giữa 2 chi tiết tiếng sáo và tiếng ngựa đạp vào vách khi Mị bị trói đứng trong đêm tình mùa xuân, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...