Tiên Mỹ Văn học

Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con đường trong bài thơ "con đường không chọn"

3
3 Câu trả lời
  • Nguyễn Đăng Khoa
    Nguyễn Đăng Khoa

    Ngay câu thơ mở đầu, "con đường" đã xuất hiện và "rẽ làm đôi". Đây có thể là đường đi dạo quen thuộc trong rừng mà nhà thơ hay đi cùng bạn, cũng có thể là đường tới thành công trong cuộc đời mỗi người. Hai ngã rẽ chính là biểu tượng cho những định hướng khác nhau, buộc con người phải đưa ra sự lựa chọn. Đôi khi, các "lối" đó được phân chia tốt - xấu rõ ràng, giúp ta dễ dàng quan sát và bước đi. Nhưng trong bài thơ, hai ngã rẽ lại có rất nhiều điểm tương đồng: cỏ rậm um tùm, nền đất đầy lá rụng và đã có những dấu mòn. Điều này khiến nhân vật "tôi" chần chừ, phân vân mất cả một buổi. Sự tiếc nuối vì "chỉ có thể chọn một mà thôi" chính là thứ đã níu chân con người.

    Trả lời hay
    6 Trả lời 19/04/23
    • Vợ nhặt
      Vợ nhặt

      Tham khảo bài phân tích bài thơ "Con đường không chọn":

      Có người đã từng nói: "Lựa chọn của bạn sẽ tạo ra tất cả sự khác biệt trong điều mà bạn muốn đạt được". Vậy nhưng, để đưa ra được một quyết định trong bất kì việc gì đều không dễ dàng. Nó đòi hỏi chúng ta phải xem xét cẩn thận từ chính bản thân cho đến các yếu tố ngoại cảnh. Vấn đề này đã được nhà thơ Mỹ Rô-bớt Phờ-rót diễn đạt lại một cách hết sức gần gũi qua tác phẩm "Con đường không chọn". Bài thơ là một thông điệp sâu sắc, ý nghĩa về những sự lựa chọn của con người trong cuộc sống.

      Ra đời vào năm 1915, "Con đường không chọn" đã chiếm được cảm tình của vô số độc giả bởi chủ đề mang tính thời đại mà nó mang đến. Dù là những ngày xa xưa hay cả bây giờ, con người đều gặp khó khăn trước ngã rẽ cuộc đời. Chúng ta thường có xu hướng lựa chọn rồi lại suy nghĩ, hối hận, nuối tiếc, phân vân. Câu hỏi thường trực đặt ra trong đầu con người mỗi khi giải quyết một vấn đề đó là: "Liệu mình có chọn đúng hay không?", "Liệu mình có hối hận hay không?", "Nhỡ làm như kia tốt hơn thì sao?",... Điều này cũng được thể hiện rất rõ qua nhan đề tác phẩm. Nhà thơ đặt là "Con đường không chọn" chứ không phải "Con đường được chọn" chính là để nói về cảm giác tiếc nuối, băn khoăn ấy.

      Đầu tiên, dễ thấy thành công của tác phẩm nằm ở những hình ảnh tượng trưng gần gũi, giản dị mà không kém phần sâu sắc. Ngay câu thơ mở đầu, "con đường" đã xuất hiện và "rẽ làm đôi". Đây có thể là đường đi dạo quen thuộc trong rừng mà nhà thơ hay đi cùng bạn, cũng có thể là đường tới thành công trong cuộc đời mỗi người. Hai ngã rẽ chính là biểu tượng cho những định hướng khác nhau, buộc con người phải đưa ra sự lựa chọn. Đôi khi, các "lối" đó được phân chia tốt - xấu rõ ràng, giúp ta dễ dàng quan sát và bước đi. Nhưng trong bài thơ, hai ngã rẽ lại có rất nhiều điểm tương đồng: cỏ rậm um tùm, nền đất đầy lá rụng và đã có những dấu mòn. Điều này khiến nhân vật "tôi" chần chừ, phân vân mất cả một buổi. Sự tiếc nuối vì "chỉ có thể chọn một mà thôi" chính là thứ đã níu chân con người.

      Nhưng có khó khăn đến đâu, việc đưa ra lựa chọn là điều không thể tránh khỏi. Ở đây, nhân vật "tôi" đã chọn "lối mòn ít có ai đi". Một "lối mòn" đòi hỏi con người phải nỗ lực và cố gắng hơn rất nhiều. Đồng thời, ít cơ hội được giúp đỡ , đường đi gập ghềnh hơn, tốn nhiều sức lực và thời gian hơn. Nhưng nó cũng có thể mang đến sự biến chuyển, "làm thay đổi tất cả", dẫn con người đến với những thành công ngoài mong đợi. Tuy vậy, nhân vật "tôi" hay chính chúng ta đều có một điểm chung: hay nhìn lại và nuối tiếc quá khứ. Nó thể hiện vô cùng rõ ràng qua tiếng thở dài khi kể lại câu chuyện "ngày xưa đã lâu lắm rồi" cùng lời hẹn "sẽ quay lại con đường không đi một ngày nào đó" mà chính chúng ta cũng thừa hiểu là rất khó để thực hiện. Hình ảnh "đường lại đưa đường" đánh thẳng vào tâm trí người đọc, cho ta biết rằng một khi đã chọn thì gần như không thể quay đầu. Sự lựa chọn sẽ đưa mỗi người theo những con đường khác, gặp thêm bao ngã rẽ khác. Đó chính là thứ làm nên sự khó đoán, bất định của cuộc đời. Nếu như ai cũng đi một hướng giống nhau, trải qua những cung đường y chang thì cuộc sống này sẽ nhạt nhẽo và buồn tẻ biết bao.

      Với thể thơ tự do đầy phóng khoáng, tác giả đã đem đến cho các thế hệ độc giả một bài thơ vô cùng đặc biệt. Ở đây, chúng ta thoải mái cảm nhận, thấu hiểu với nhân vật mà không phải chịu bất cứ sự gò bó nào. Từ đó, người đọc dễ dàng đặt bản thân mình vào tác phẩm, nhìn thấy chính mình trong hoàn cảnh ngặt nghèo kia. Không chỉ vậy, những hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ cũng hết sức gần gũi. Việc sử dụng "con đường" hay "ngã rẽ" vừa tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc, vừa mang lại sức gợi mạnh mẽ cho người tiếp nhận. Ngoài ra, bản dịch thơ còn thành công đem tác phẩm lại gần với độc giả nước nhà hơn qua ngôn ngữ linh hoạt, giản dị. Tất cả đã làm nên một bài thơ vô cùng hấp dẫn, ghi lại dấu ấn đậm nét trong kho tàng văn học thế giới.

      Qua "Con đường không chọn", chúng ta lại có thêm bài học vô cùng giá trị về tầm quan trọng của sự lựa chọn. Trong cuộc sống, ai cũng sẽ có những nỗi băn khoăn, trăn trở về phải - trái, đúng - sai của vấn đề mình gặp phải. Việc ta cần làm là trau dồi bản thân thật tốt để có thể tự tin, dũng cảm đưa ra quyết định. Hãy vững bước trên con đường mình đã lựa chọn. Bằng những hình ảnh thơ giản dị, quen thuộc, Rô-bớt Phờ-rót đã thành công truyền tải tư tưởng của bản thân đến các thế hệ độc giả sau này.

      Bài thơ "Con đường không chọn" sẽ luôn là một trong những tượng đài của thơ ca thế giới. Sự lựa chọn là một điều không thể thiếu trong cuộc sống. Vậy nên, chúng ta hãy không ngừng học tập, phát triển bản thân một cách toàn diện nhất để có thể tự tin đưa ra quyết định cho cuộc đời của chính mình.

      Trả lời hay
      3 Trả lời 19/04/23
      • Chuột nhắt
        Chuột nhắt

        Bạn tham khảo bài phân tích đánh giá Con đường không chọn tại https://vndoc.com/phan-tich-danh-gia-con-duong-khong-chon-291221

        0 Trả lời 19/04/23

        Văn học

        Xem thêm