Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Lão Hạc ngắn gọn

Soạn Văn 8 bài Lão Hạc tổng hợp đáp án cho các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 tập 1, giúp các em trả lời nhanh các câu hỏi liên quan tới truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. Tài liệu Soạn Văn 8 được trình bày ngắn gọn, xúc tích, giúp các em ghi nhớ nhanh nội dung chính trong bài. Mời các bạn tham khảo chi tiết sau đây.

Khái quát về tác giả Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc

a. Nhà văn Nam Cao

Nam Cao (1917 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam.

Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương. Ông gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội cũ.

Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề “sống và viết” rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Có thể nói, đến Nam Cao, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ năm 1930 đến 1945 mới thực sự tự giác, đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó.

Sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tập trung vào hai đề tài chính: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Sau Cách mạng, Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).

Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nam Cao là nhà văn có phong cách độc đáo. Nam Cao đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người” dù viết về người nông dân hay người trí thức.

Do am hiểu tâm lí nhân vật nên Nam Cao đã tạo được những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm rất chân thực, sinh động. Nam Cao là nhà văn có giọng điệu riêng: buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lùng mà đầu thương cảm, đằm thắm yêu thương.

Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Sáng tác của ông đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách càng sáng ngời. Thời gian càng lùi xa, những tác phẩm của ông lại càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo.

b. Nội dung truyện ngắn Chí Phèo

Phơi bày trần trụi cuộc sống của Chí Phèo và một số bộ phận người dân nghèo trước cách mạng.

Khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa.

Lên án đanh thép xã hội tàn bạo, tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay cả khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính.

Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc

Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai không có tiền lấy vợ nên quẫn trí bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão sống cô độc, nghèo khổ với một chú chó tên là cậu Vàng làm bạn. Sau một trận ốm, lão không đủ sức làm thuê như trước, quá cùng đường, lão ra quyết định đau đớn là bán cậu Vàng. Rồi lão đem tiền và mảnh vườn để lo trước tiền ma chay gửi ông giáo - người trí thức nghèo hay sang nhà lão. Lão nói dối Binh Tư làm nghề trộm chó rằng xin bả chó bắt con chó hay vào vườn nhưng thực ra là tự kết liễu đời mình. Và lão Hạc đã chết trong dữ dội, trong quằn quại, không ai hiểu nguyên nhân ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.

Xem thêm các bài tóm tắt truyện Lão hạc khác

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu...một thêm đáng buồn): Chuyện lão Hạc bán chó cùng sự day dứt và cuộc sống sau đó của lão.

- Phần 2 (Không! Cuộc đời ... hết): Cái chết của lão Hạc.

Soạn Văn 8 bài Lão Hạc

Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

Diễn biến tâm trạng lão Hạc quanh chuyện bán chó:

- Mối quan hệ: Cậu Vàng vừa là kỉ niệm, vừa là tín vật của người con, cũng là người bạn trung thành trong cuộc sống quạnh hiu của lão.

- Lão đau khổ khi cùng đường đến mức bán cậu Vàng: “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước...Lão hu hu khóc”, lão đau đớn cùng cực, nghẹn ngào giày xé vì “đã trót đánh lừa một con chó”.

→ Người nông dân nghèo khổ, lương thiện, trái tim vô cùng nhân hậu, trong sạch.

Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

- Nguyên nhân cái chết: Túng quẫn, tuyệt vọng sau trận ốm, bán cậu Vàng cũng là mất đi người bạn thân thiết, cảm giác tội lỗi vì trót lừa một con chó, không đợi được con trai về. Lão chết vì lòng tự trọng, vì tình thương, vì quá đỗi lương thiện.

- Lão Hạc trước khi tìm đến cái chết đã nhờ ông giáo giữ vườn đợi con trai lão về, giữ tiền để lo tiền ma chay cho lão.

→ Tình cảnh lão Hạc éo le, đáng thương nhưng không muốn liên lụy tới mọi người xung quanh. Một con người có lòng tự trọng rất cao, hiền hậu, khiêm cung trong cử chỉ, tinh tế, hiểu đời, hiểu người nhưng bất lực. Là người cha thương con vô bờ, là ông lão giàu tình cảm, lương thiện.

Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” với lão Hạc có sự thay đổi:

Lúc đầu thờ ơ và dửng dưng nghe chuyện bán chó. Sau đó thấu hiểu và an ủi lão. Chứng kiến cái chết lão Hạc, nhân vật “tôi” vô cùng cảm động, kính trọng nhân cách, tấm lòng của lão. Ông giáo là người giàu lòng trắc ẩn, hiểu và đồng cảm người khó khăn.

Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

Ban đầu khi nghe Binh Tư nói, ông giáo buồn vì thấy sự tha hóa nhân cách con người, thất vọng vì lầm tưởng lão Hạc thật sự đánh mất lương thiện bấy lâu.

Chứng kiến cái chết lão Hạc, ông giáo thấy “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn” vì niềm tin, hi vọng vào xã hội vẫn còn khi thật sự có những con người vẫn giữ được bản chất lương thiện. Nhưng “lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Một dấu chấm lặng, cuộc đời vẫn đáng buồn vì số phận hẩm hiu, bất hạnh của những người lương thiện, buồn vì cái chết đau đớn dữ dội mà một con người như lão Hạc phải chịu.

Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

- Cái hay của truyện thể hiện rõ ở việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể.

- Tình huống truyện bất ngờ, sáng tỏ nhân cách lão Hạc trong người đọc, trong nhân vật.

- Cách xây dựng nhân vật chân thực sinh động từ ngoại hình đến nội tâm sâu sắc.

- Ngôi kể thứ nhất dẫn dắt linh hoạt tạo sự gần gũi chân thực. Nhân vật “tôi” kể mà như là nhập vào lão Hạc, mọi cảm xúc chân thật, sâu sắc.

Câu 6* (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

- Ý nghĩ của nhân vật “tôi” mang tính triết lí nêu lên bài học về cách nhìn người, nhìn đời và cách ứng xử trong cuộc sống.

- Còn thể hiện tấm lòng, tình thương của tác giả với con người.

Câu 7* (trang 50 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc cho thấy:

- Cuộc sống người nông dân trong xã hội cũ: Nghèo khổ, bất hạnh, bị xã hội đè nén, áp bức.

- Phẩm chất cao đẹp: Hiền lành, lương thiện, giàu tình thương, không bị hòa đục trong dòng nước xã hội.

...................................

Trên đây là Soạn bài Lão Hạc ngắn gọn, mời các bạn tham khảo các bài soạn khác tại chuyên mục Soạn Văn 8 trên VnDoc. Chuyên mục tổng hợp bài soạn Ngữ văn 8 theo từng bài, giúp các em biết cách soạn văn 8 hiệu quả, từ đó có sự chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước khi tới lớp.

Ngoài Soạn bài Lão Hạc, các bạn học sinh còn có thể tham khảo Soạn bài lớp 8, Soạn Văn Lớp 8 (ngắn nhất) và các đề thi học kì 1 lớp 8, học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Bài tiếp theo: Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh ngắn gọn

Xem thêm: 

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
94
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khánh Ông Trời
    Khánh Ông Trời

    hay quá😃

    Thích Phản hồi 27/09/21
    • Ngọc Hân Nguyên
      Ngọc Hân Nguyên

      hay quá ặ

      Thích Phản hồi 30/10/22
      • Ngọc Hân Nguyên
        Ngọc Hân Nguyên

        Chúc mọi người haloween vui vẻ 👻💀🎃

        Thích Phản hồi 30/10/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Soạn Văn 8

        Xem thêm