Amp Lio Văn học

Thuyết minh về lễ hội đua thuyền ở Kon Tum

3
3 Câu trả lời
  • Anh nhà tui
    Anh nhà tui

    Mỗi nơi trên dải đất hình chữ S này đều đặc trưng bởi một lễ hội nào đó. Quê hương em cũng vậy, lễ hội đua thuyền được xem là lễ hội đặc sắc nhất trong năm. Mỗi năm tết đến, xuân về, lòng em lại rạo rực những cảm xúc khó tả. Mong sao năm nay lại có cuộc đua thuyền đầy kịch tính như năm trước.

    Lễ hội đua thuyền thường diễn ra vào dịp đầu năm, nhất là vào khoảng rằm tháng giêng. Lễ hội quy tụ nhiều đội thi đến từ các xã, phường khác nhau. Tất cả thành viên tham gia đều là những chàng trai anh tuấn, khỏe mạnh và có sức chèo dẻo dai. Cuộc đua thường có 5-8 đội chơi, mỗi đội sẽ ở trên những chiếc thuyền với màu sắc khác nhau để phân biệt. Cuộc thi không chỉ với mong ước cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Mà nó còn thể hiện tinh thần đoàn kết của những thành viên trong đội. Đây cũng là dịp đầu xuân năm mới người người, nhà nhà nô nức trẩy hội.

    Trước khi lễ hội bắt đầu, ai nấy đều háo hức và chờ đợi trận đua. Theo thời gian quy định, mọi người sẽ chờ sẵn tại địa điểm thi đấu và bắt đầu trận đua. Người dân ở nhiều nơi tụ họp về xem rất đông. Tiếng hò hét inh ỏi, vui tai từ những đứa trẻ. Có các anh, các bác “xôm” hơn còn đưa ra những dự đoán, rồi cười lớn.

    Hiệu lệnh xuất phát vang lên, những tay chèo cố hết sức băng mình trên nước. Ai cũng muốn thuyền mình về đích trước. Tiếng mái chèo đập xuống nước từng nhịp, từng nhịp một nghe thật vui tai. Người dân đứng hai bên bờ hò reo. Đội giành chiến thắng sau cùng sẽ nhận được một phần quà nhỏ và tràng vỗ tay thật lớn.

    Hơn ai hết, chính những người tham gia chơi hiểu rằng, giá trị mang lại ở đây là niềm vui, sự hồ hởi. Chứ không đơn thuần là chiến thắng. Do vậy, dù đội nào thắng hay thua thì mọi người cũng đều vui vẻ. Đó mới là cái thú vị của những lễ hội tại Việt Nam.

    Lễ hội đua thuyền là nét đẹp văn hóa đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đây là cơ hội để người dân vui chơi, tưởng nhớ công ơn của cha ông. Đồng thời là cơ hội để chúng ta giữ gìn và phát huy một nền văn hóa đẹp.

    0 Trả lời 24/02/23
    • Trang Nguyễn
      Trang Nguyễn

      Bạn tham khảo mẫu khác tại đây: https://vndoc.com/thuyet-minh-ve-le-hoi-dua-thuyen-174218

      0 Trả lời 24/02/23
      • Củ Đậu
        Củ Đậu

        Không có đua thuyền ở Kon Tum, Bạn tham khảo mẫu này nha:

        Quê hương nơi em sống có biết bao nhiêu lễ hội diễn ra, mỗi lễ hội có một đặc trưng riêng mà em cảm nhận được. Mùa của lễ hội thường xảy ra trong tháng giêng và tháng hai của năm. Bà bảo em rằng tháng một là tháng ăn chơi, tháng ba lễ Hùng Vương sau đó xong xuôi người nông dân mới ra đồng cấy lúa. Biết bao nhiêu lễ hội như thế diễn ra và biết bao trò chơi cũng được mở ra rất náo nhiệt nhưng em thấy vui nhất là lễ hội đua thuyền.

        Lễ hội đua thuyền quê em diễn ra vào ngày hội của làng từ bé em đã được bà dẫn đi xem lễ hội đó. Nó là một lễ hội lớn nhất sau cái tết nguyên đán ở quê em. Vì nó là hội làng chứ không phải ngày hội của cả nước. Sở dĩ em thích xem đua thuyền không phải vì em thích môn thể thao ấy mà là anh trai em cũng tham gia vào cuộc đua thuyền ấy. Trong làng chia ra là các đội mỗi đội trên một chiếc thuyền. Đội nào thắng cuộc thì sẽ không những được trưởng thôn cấp cho bằng khen mà còn mang lại sự tự hào cho xóm đội của mình. Chính vì sự tự hào cũng như sự ganh đua phân cao thấp giữa các đội nên thấy rất thích nó. Ngày lễ hội đến mọi người ăn uống chúc tụng nhau say sưa đến trưa thì bắt đầu từ hai giờ chiều mọi người tập trung tại đình của làng. Dưới đình là một cái ao làng rất to, những chiếc thuyền rồng dài đã sẵn sàng đợi những chàng trai ở đó. Con trai làng em nhìn thế mà đứa nào đứa này khỏe ra trò nhưng có một anh ở đội một lại có thân hình to béo và anh đã từng tập tạ, thể hình cho nên là một đối thủ đáng gờm cho đội của xóm em.

        Bắt đầu khoảng hai rưỡi khi mọi người đã có mặt đầy đủ trên những sân đình trưởng thôn ra hiệu bắt đầu cuộc đua. Người làng em đổ dồn ra xem náo nhiệt. Những đứa con nít nhỏ hơn em được bố hay anh trai cung kiêng lên tận đỉnh đầu để xem đua thuyền. Những cô

        gái thì cười đùa nhau, có những chị có cả người thương người nhớ ở trên thuyền đùa thì đưa mắt cười tít hô anh cố lên. Tất cả mọi người đều mang tâm trạng háo hức cho cuộc thi đấu chuẩn bị bắt đầu. Nhiều ông cụ có tuổi vẫn đi xem, không phải vẫn ham chơi mà đây là nét truyền thống của dân làng nên hễ vẫn còn đi được thì các cụ chẳng bỏ những truyền thống tốt đẹp ấy. Họ được dân làng ưu tiên cho ghế ngồi xem đàng hoàng. Hăng nhất là mấy anh thanh niên trèo tường, đứng thẳng lên để xem và hò hét.

        Trước tâm trạng hồ hởi của mọi người cuộc đua bắt đầu được diễn ra. Trưởng thôn chính là người chỉ huy cuộc đua ấy. Ông có chiếc còi trong tay, một hồi còi vang lên các trai tráng thanh niên vững tay chèo chống chiếc thuyền lướt nhanh trên mặt nước. những cánh tay lái thuyền đều tăm tắp như đang rẽ sóng để vượt đến đích một cách nhanh nhất. Trong sự khẩn trương và nhanh nhẹn ấy là những tiếng hò la vang động cả một vùng trời. Ôi em thấy hạnh phúc khi thấy dân làng em hạnh phúc bên nhau như thế này. Những tiếng hét “cố lên” vang lên như những khúc ca vang khích lệ tinh thân của người đang đua. Ngày hôm ấy em cũng hét khản hết cả cổ. Kết quả là đội của anh to béo kia thắng, chiến thắng ấy kết thúc cuộc đua năm ấy, có những tiếng hò hét vui mừng của những người cùng đội với anh ấy, và cũng có những tiếng tiếc nuối “trời ơi!!!”.

        Dù sao em cũng cảm thấy rất vui về lễ hội đua thuyền quê em. Nó như sợi dây vô hình thắt chặt tình đoàn kết của nhân dân trong làng.

        0 Trả lời 24/02/23
        • hùng anh nguyễn
          hùng anh nguyễn

          ko

          0 Trả lời 21:20 28/12

      Văn học

      Xem thêm