Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Họa sĩ vẽ Tranh Trần Nguyễn Tường Phi Văn học

Trao đổi ý kiến về hai câu tục ngữ: Một giọt máu đào hơn ao nước lã

và Bán cạnh em xa mua láng giếng gần.

3
3 Câu trả lời
  • Hai lúa
    Hai lúa

    Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam, có không ít các câu nói mang ý nghĩa đối lập với nhau. Trong đó, tiêu biểu là hai câu tục ngữ “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” và “Bán anh em xa mua láng giềng gần.

    Câu tục ngữ “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” sử dụng hình ảnh máu đào để ẩn dụ chỉ những người thân thiết, ruột thịt trong gia đình. Còn những người không cùng huyết thống thì được ẩn dụ bằng hình ảnh nước lã. Tác giả dùng sự so sánh chênh lệch rất nhiều về số lượng: một giọt máu đào và rất rất nhiều giọt nước lã (tạo nên ao nước). Nhưng chiến thắng vẫn thuộc về giọt máu đào. Từ đó khẳng định rằng một người thân cùng chung huyết thống thì quan trọng hơn cả trăm người dưng ở bên ngoài. Điều này không hề sai, bởi yêu thương, quan tâm và chăm sóc chúng ta vô điều kiện, lúc nào cũng ở cạnh bên, hi sinh cho chúng ta thì chỉ có cha mẹ, anh chị em ruột thịt mà thôi. Thứ tình cảm gia đình ấy là tự nhiên mà có, chẳng cần một điều kiện nào cả.

    Mặc dù vậy, câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” cũng không hề sai. Bởi vì trong những tình huống khó khăn, nguy nan đột nhiên ập đến, thì nước xa làm sao có thể cứu được lửa gần. Những người hàng xóm sống cạnh nhau, sẽ là người dễ dàng giúp đỡ chúng ta nhất. Còn người thân tuy có lòng nhưng sống ở nơi xa thì làm sao ứng cứu kịp. Chính vì vậy, mà người ta mới cho rằng người láng giềng cạnh bên còn đáng quý và gắn bó hơn anh em sống xa cách về địa lí.

    Tuy nhiên, bản thân hai câu tục ngữ này đều tồn tại những khía cạnh chưa hoàn thiện. Ông cha vẫn bảo “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, nhưng trong thực tế, đâu thiếu những trường hợp anh chị em một nhà nhưng lại căm ghét, xem nhau như kẻ thù. Hay những bậc cha mẹ can tâm ngược đãi con cái của mình, rồi cả những đứa con bất hiếu, đày đọa cha mẹ đã già yếu. Khi ấy, chính những người dưng bên ngoài còn quan tâm và giúp đỡ họ hơn những người xem là ruột thịt. Nhưng nếu như “Bán anh em xa mua láng giềng gần” thì cũng không hẳn là việc đúng đắn trong mọi hoàn cảnh. Bởi vì lòng người là thứ vô cùng khó đoán. Những người hàng xóm vốn không thân không quen, không thể luôn sẵn sàng ứng cứu hay giúp đỡ ta vô điều kiện trong mọi hoàn cảnh được. Chưa kể những vụ việc chính hàng xóm là người tung tin đồn thất thiệt, hay là người sống lạnh lùng, không thích quan tâm đến việc thiên hạ. Bởi vậy, cả hai câu tục ngữ “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” và “Bán anh em xa mua láng giềng gần” đều chính xác trong từng trường hợp riêng. Nhưng chúng không hề đối lập với nhau, mà bổ sung cho nhau để tạo nên trường nghĩa hoàn thiện hơn. Trong xã hội, mối quan hệ ruột thịt và cả mối quan hệ với bạn bè, láng giềng, đồng nghiệp đều vô cùng quan trọng. Nếu chúng ta đối xử tốt, hòa đồng với tất cả mọi người thì sẽ nhận được hồi đáp ấm áp từ họ. Chúng ta nên cân bằng các mối quan hệ trong cuộc sống của mình. Chớ nên đề cao tình thân mà bỏ bê các mối quan hệ ngoài xã hội và ngược lại.

    Trả lời hay
    4 Trả lời 10/03/23
    • Công Tử
      Công Tử

      Tục ngữ về đạo đức lối sống thường đề cập đến các mối quan hệ trong xã hội như: quan hệ gia đình, anh em, họ hàng… một trong những câu tục ngữ thể hiện vấn đề đó là: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”.

      Trước tiên ta phải hiểu câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào? “Giọt máu đào” là một thứ cần thiết để người ta sống, “ao nước lã” là những thứ không cần thiết đối với cơ thể. Như vậy cho dù là một nhưng giọt máu cũng quan trọng hơn ao nước lã. Hiểu rộng hơn thì “giọt máu đào” nghĩa ẩn dụ là những người có quan hệ huyết thống với nhau. “ao nước lã” được hiểu là những người xa lạ, người dưng. Phép so sánh “hơn” đã thể hiện rõ lời nhận định: những người có quan hệ máu mủ, huyết thống với nhau thì lúc nào cũng quý trọng hơn người xa lạ. Như vậy câu tục ngữ khuyên chúng ta phài xem trọng, đề cao tình nghĩa giữa các thành viên có quan hệ huyết thống với nhau.

      Thực tế đã cho ta thấy trong xã hội hiện nay, nếu có một người nào đó trong gia đình gặp chuyện bất trắc thí ta luông bồn chồn, lo lắng hơn là người dưng gặp nạn. Câu tục ngữ này rất đúng. Người thân cùa chúng ta là những người hết lòng giúp đỡ yêu thương đùm bọc ta thì khi gặp chuyện không may ta lo lắng hơn là đối với những người không thân thuộc. Đó là lẽ tự nhiên thôi giữa bạn và anh em thì ta phải chọn anh em thôi. Cùng chịu một cơn bão, dân tộc ta và dân tộc bạn cùng gánh chịu, chúng ta đều xót thương đấy, nhưng sự cứu giúp cần thiết ta phài dành cho dân tộc mình chứ.

      Tuy nhiên không phải ai cũng làm được như thế. Có một số người không xem trọng họ hàng than thuộc, lo chạy theo caí lợi, cái danh mà đánh mất tình nghĩa gia đình. Hễ cái gì có lợi cho họ thì họ làm mà không cần biết điều đó sẽ nhứ thế nào với người thân của mình, những người như thế thật đáng trách. Vì vậy chúng ta phải sống có tình, có nghĩa, luôn đối xử tốt vối những người thân của mình.

      Qua câu tục ngữ, chúng ta thấy được lối sống đầy ân tình của con người việt Nam chúng ta phải biết giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp ấy.

      Trả lời hay
      1 Trả lời 10/03/23
      • Phô Mai

        Văn học

        Xem thêm