Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt Tải nhiều năm học 2023 - 2024

Đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kì 1 có đáp án được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu ôn tập và hệ thống kiến thức Tiếng Việt lớp 2 hiệu quả. Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt mới nhất này có hướng dẫn và biểu điểm chi tiết, giúp thầy cô và các bậc phụ huynh hướng dẫn các bé ôn tập một cách chủ động và linh hoạt nhất. Mời các bạn tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 2 dưới đây.

1. Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt Cánh Diều

A. ĐỌC

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

Sân trường em

Trong lớp, chiếc bảng đen

Đang mơ về phấn trắng

Chỉ có tiếng lá cây

Thì thầm cùng bóng nắng.

Nhưng chỉ sớm mai thôi

Ngày tựu trường sẽ đến

Sân trường lại ngập tràn

Những niềm vui xao xuyến.

Gặp thầy cô quý mến

Gặp bạn bè thân yêu

Có bao nhiêu, bao nhiêu

Là những điều muốn nói.

Tiếng trống trường mời gọi

Thầy cô đang mong chờ

Chúng em vào lớp mới

Sân trường thành trang thơ…

BÙI HOÀNG TÁM

Câu 1: Những chi tiết nào tả sân trường, lớp học vắng lặng trong những ngày hè?

Câu 2: Bạn học sinh tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác như thế nào trong ngày tựu trường?

II. Đọc hiểu

Bài học đầu tiên của Gấu con

Chủ nhật, Gấu con xin mẹ ra đường chơi. Gấu mẹ dặn:

- Con chơi ngoan nhé. Nếu làm sai điều gì, con phải xin lỗi. Được ai giúp đỡ thì con phải cảm ơn.

Gấu con mải nghe Sơn Ca hót nên va phải bạn Sóc khiến giỏ nấm văng ra đất. Gấu con vội vàng khoanh tay và nói cảm ơn làm Sóc rất ngạc nhiên.

Mải nhìn Khỉ mẹ ngồi chải lông nên Gấu con bị rơi xuống hố sâu. Gấu con sợ quá kêu to:

- Cứu tôi với!

Bác Voi ở đâu đi tới liền đưa vòi xuống

hố, nhấc bổng Gấu con lên. Gấu con luôn miệng:

- Cháu xin lỗi bác Voi!

Về nhà, Gấu con kể lại chuyện cho mẹ nghe. Gấu mẹ ôn tồn giảng giải:

- Con nói như vậy là sai rồi. Khi làm đổ nấm của bạn Sóc, con phải xin lỗi. Còn khi bác Voi cứu con, con phải cảm ơn.

(Theo Lê Bạch Tuyết)

1. Trước khi Gấu con đi chơi, Gấu mẹ đã dặn điều gì?

a. Nếu làm sai hoặc được ai giúp đỡ, con phải xin lỗi.

b. Nếu làm sai điều gì phải cảm ơn, được ai giúp đỡ phải xin lỗi.

c. Nếu làm sai điều gì phải xin lỗi, được ai giúp đỡ phải cảm ơn.

2. Vì sao Sóc lại ngạc nhiên khi Gấu con nói lời cảm ơn?

a. Vì Sóc thấy Gấu con lễ phép quá.

b. Vì Gấu con va vào Sóc mà lại nói cảm ơn.

c. Vì Gấu con biết nhặt nấm bỏ vào giỏ giúp Sóc.

3. Vì sao Gấu mẹ lại bảo Gấu con phải nói lời cảm ơn bác Voi chứ không phải nói lời xin lỗi?

a. Vì bác Voi không thích nghe những lời xin lỗi.

b. Vì bác Voi luôn muốn người khác phải nói lời cảm ơn mình.

c. Vì Gấu con được bác Voi giúp đỡ chứ Gấu con không làm gì sai.

4. Qua bài học của Gấu con, khi một bạn giúp em, em sẽ nói:

................................................................................................................

Còn khi em mắc lỗi với bạn, em sẽ nói:

.................................................................................................................

5. Khoanh trong từ viết sai chính tả trong mỗi dòng sau:

a. giấu giếm, yêu dấu, dấu vết, buồn dầu

b. giải thưởng, giàn hàng, giàn mướp, dục giã

c. vầng trán, ngẩng ngơ, nâng niu, ngẩng đầu

B. VIẾT

I. Chính tả: Nghe – viết Sân trường em

II. Tập làm văn: Viết về một ngày đi học của em.

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt 

A. ĐỌC

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Những chi tiết nào tả sân trường, lớp học vắng lặng trong những ngày hè?

– Lớp học: chiếc bảng đen mơ về phấn trắng.

– Sân trường: lá cây thì thầm cùng bóng nắng

Câu 2. Bạn học sinh tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác như thế nào trong ngày tựu trường?

Bạn học sinh tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác trong ngày tựu trường:

“sân trường lại ngập tràn những niềm vui xao xuyến.”

II. Đọc hiểu

Câu 1

c

Câu 2

b

Câu 3

c

Câu 4

Gợi ý: Cám ơn bạn đã giúp tớ!

Tớ xin lỗi vì va phải bạn! Tớ không cố ý!

Câu 5

a. buồn dầu

b. dục giã

c. ngẩng ngơ

B. VIẾT

I. Chính tả: Nghe – viết Sân trường em

II. Tập làm văn: Viết về một ngày đi học của em.

Bài viết tham khảo 1:

Mỗi ngày đến trường thật là vui. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức giấc, mẹ gọi em dậy đánh răng và ăn sáng. Sau đó, em được mẹ đưa đến trường. Em rất thích được cùng bạn học các môn như: tập đọc, toán, hát, vẽ... Cô giáo em dạy rất hay với biết bao hoạt động bổ ích. Thời gian của một ngày đi học trôi qua thật nhanh.

Bài tham khảo 2:

Một ngày đi học của em thật tuyệt. Buổi sáng, em thức dậy thật sớm để vệ sinh cá nhân. Sau đó, em sẽ ăn sáng rồi chuẩn bị sách vở đi học. Hôm nào cũng vậy, bố sẽ là người đưa em đến trường. Buổi học bắt đầu vào bảy giờ ba mươi phút. Hôm nay, lớp chúng em sẽ được học Toán và Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm. Qua mỗi tiết học, em đã học thêm nhiều kiến thức mới. Em cảm thấy rất thích đi học.

>> Viết 4 - 5 câu về một ngày đi học của em

2. Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức

KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024

MÔN TIẾNG VIỆT

Thời gian: 35 phút

Đề 1:

I. KIỂM TRA ĐỌC:

1. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm các bài đọc dưới đây và đọc 1-2 đoạn trong bài kết hợp trả lời 1 câu hỏi: Làm việc thật là vui; Cô giáo lớp em; Yêu lắm trường ơi; Khi trang sách mở ra; Sự tích hoa tỉ muội; Cánh cửa nhớ bà.

2. Đọc hiểu:

Đọc thầm bài:

CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN

Tôi là chữ A. Từ lâu, tôi đã nổi tiếng. Hễ nhắc đến tên tôi, ai cũng biết. Khi vui sướng quá, người ta thường reo lên tên tôi. Khi ngạc nhiên, sửng sốt, người ta cũng gọi tên tôi.

Tôi đứng đầu bảng chữ cái tiếng Việt. Trong bảng chữ cái của nhiều nước, tôi cũng được người ta trân trọng xếp ở đầu hàng. Hằng năm, cứ đến ngày khai trường, rất nhiều trẻ em làm quen với tôi trước tiên.

Tôi luôn mơ ước chỉ mình tôi làm ra một cuốn sách. Nhưng rồi, tôi nhận ra rằng, nếu chỉ một mình, tôi chẳng thể nói được với ai điều gì. Một cuốn sách chỉ toàn chữ A không thể là cuốn sách mà mọi người muốn đọc. Để có cuốn sách hay, tôi cần các bạn B, C, D, Đ, E,...

Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách. Các bạn nhỏ hãy gặp chúng tôi hằng ngày nhé!

(Theo Trần Hoài Dương)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:

1. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào? (1đ)

a. Chữ A đứng ở vị trí đầu tiên.

b. Chữ A đứng ở vị trí thứ hai.

c. Chữ A đứng ở vị trí thứ ba.

d. Chữ A đứng ở vị trí thứ tư.

2. Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn?

a. Chăm viết chữ cái

b. Chăm đọc sách

c. Chăm xếp các chữ cái.

d. Chăm tìm chữ cái.

3. Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào câu sau:

Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những……………………

(nẻo đường, trang sách, chặng đường, quyển vở)

4. Trong các từ ngữ sau, từ nào chỉ cảm xúc: chữ A; khai trường; vui sướng; mơ ước.

a. Chữ A

b. Khai trường

c. Vui sướng.

d. Mơ ước.

II. KIỂM TRA VIẾT:

1. Viết chính tả: Sự tích hoa tỉ muội. (TV 2, tập 1, trang 109, 110)

2. Viết đoạn: Viết đoạn văn từ 3 - 4 câu tả đồ dùng học tập của em.

Gợi ý:

  • Em chọn tả đồ dùng học tập nào?
  • Nó có đặc điểm gì?
  • Nó giúp ích gì cho em trong học tập?
  • Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng học tập đó?

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kỳ 1 Kết nối tri thức

I. ĐỌC: 10 điểm

1. Đọc thành tiếng: 6 điểm

Giáo viên cho học sinh bốc thăm các bài đọc dưới đây và yêu cầu các em đọc 1-2 đoạn (giáo viên linh động vào độ dài của đoạn).

Bài: Làm việc thật là vui; Cô giáo lớp em; Yêu lắm trường ơi; Khi trang sách mở ra; Sự tích hoa tỉ muội; Cánh cửa nhớ bà.

  • HS đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ 40 tiếng/ 1 phút: 2 điểm.
  • Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ: 2 điểm.
  • Đọc đúng tiếng, từ không đọc sai quá 5 tiếng: 1 điểm.
  • Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm.

2. Đọc hiểu: 4 điểm

1. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào? (1đ) (M1)

Đáp án: a. Chữ A đứng ở vị trí đầu tiên.

2. Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn? (1đ) (M2)

Đáp án: b. Chăm đọc sách

3. Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào câu sau: (1đ) (M2)

Đáp án: Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách

4. Trong các từ ngữ sau, từ nào chỉ cảm xúc: chữ A; khai trường; vui sướng; mơ ước. (1đ) (M3).

Đáp án: c. Vui sướng

II. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

1. Viết chính tả: 6 điểm: Sự tích hoa tỉ muội. (TV 2, tập 1, trang 109, 110)

“Năm ấy, nước lũ dâng cao, Nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Bụt liền vẩy chiếc quạt thần. Kì lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn”.

HS Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày đúng quy định, đúng tốc độ, đúng cỡ chữ, kiểu chữ, (4 điểm).

Kĩ năng viết đúng các từ ngữ khó, dấu thanh. Biết viết hoa tên riêng, viết hoa đầu câu: 2 điểm. (nếu sai 1 từ hoặc dấu thanh trừ 0.25 điểm)

2. Viết đoạn: 4 điểm Viết đoạn văn từ 3-4 câu tả đồ dùng học tập của em.

  • HS viết được đoạn văn từ 3 – 4 câu theo đúng nội dung đề bài (3 điểm).
  • Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả, dùng từ đặt câu đúng: 0.5 điểm.
  • Có sáng tạo: 0.5 điểm.

Mẫu 1:

Chiếc bút chì của em có màu vàng. Chiếc bút dài cỡ một gang tay, hình dáng dài, nhỏ gọn. Ruột bên trong là khúc chì dài được bao bọc bởi một lớp gỗ. Cuối thân bút được gắn một cục tẩy be bé rất tiện dụng. Em thường dùng bút chì để vẽ hình trước sau đó dùng bút màu để tô vào các hình em vừa vẽ. Có bút chì em vẽ được những bức tranh rất đẹp. Bút như là người bạn thân thiết của em vậy.

Mẫu 2:

Chiếc bút mực là món quà mẹ tặng cho em nhân dịp đầu năm học mới. Nó có màu xanh da trời, in hình một con gấu. Vỏ bên ngoài của chiếc bút làm bằng nhựa. Nắp bút có hai cái tai gấu nhỏ xinh có thể mở ra đóng vào rất tiện. Ngòi của chiếc bút có hình tam giác. Ruột bút bên trong làm bằng cao su. Chiếc bút đã giúp cho em viết chữ đẹp hơn. Vì vậy mà em rất thích chiếc bút mực này.

>> Chi tiết: Viết 3 - 4 câu về một đồ dùng học tập mà em yêu thích (45 mẫu)

Đề 2:

KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

Kiểm tra đọc thành tiếng (6 điểm)

a) Đọc văn bản (4 điểm)

Học sinh đọc bài “Em học vẽ” trang 58, 59 sách Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức.

b) Trả lời câu hỏi (2 điểm)

Câu hỏi:

- Bạn nhỏ vẽ những gì trong bức tranh bầu trời đêm?

- Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ có gì đẹp?

II Kiểm tra đọc hiểu ( 4 điểm)

Đọc văn bản:

KHI TRANG SÁCH MỞ RA

Khi trang sách mở ra

Khoảng trời xa xích lại

Bắt đầu là cỏ dại

Thứ đến là cánh chim

Sau nữa là trẻ con

Cuối cùng là người lớn

Trong trang sách có biển

Em thấy những cánh buồm

Trong trang sách có rừng

Với bao nhiêu là gió

Trang sách còn có lửa

Mà giấy chẳng cháy đâu

Trang sách có ao sâu

Mà giấy không hề ướt

Trang sách không nói được

Sao em nghe điều gì

Dạt dào như sóng vỗ

Một chân trời đang đi.

Đọc hiểu: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1) Sắp xếp các từ sau theo thứ tự xuất hiện ở khổ thơ đầu. ? (0,5 điểm)

A. Cánh chim

B. Cỏ dại

C. Người lớn

D. Trẻ con

….………………………………………………………………………………………

2) Ở khổ thơ thứ 2 và thứ 3, bạn nhỏ thấy gì trong trang sách? (0,5 điểm)

A. Lửa, biển, ao sâu, gió, mây

B. Trái đất, chim chóc, rừng, biển.

C. Biển, cánh buồm, gió, rừng, lửa, ao sâu.

3) Những tiếng có vần giống nhau ở khổ thơ thơ cuối là: (0,5 điểm)

A. Trang - vàng

B. Trang - đang

C. Được - trang

4) Trang sách không nói được nhưng bạn nhỏ lại nghe thấy điều gì đó. Đó là điều gì? Tại sao bạn nhỏ lại nghe được những điều ấy? ? (1 điểm)

….………………………………………………………………………………………

….………………………………………………………………………………………3. Luyện từ và câu

Câu 1. Nối từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm cho phù hợp: (0,5 điểm)

Từ ngữ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ đặc điểm

Mái tóc bà

ửng hồng

Đôi mắt

long lanh

Hai má

bạc trắng

Câu 2. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau: (0, 5 điểm)

Toàn thân lợn đất nhuộm đỏ, hai tai màu xanh lá mạ, hai mắt đen lay láy.

Câu 3: Viết câu kiểu Ai thế nào để nêu đặc điểm về: (0, 5 điểm)

….………………………………………………………………………………………KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

Kiểm tra chính tả (4 điểm)

Nhìn - viết:

Ngôi trường mới.

Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!

Kiểm tra bài tập chính tả (2 điểm)

Bài 1. Điền g hay gh vào chỗ chấm: (1 điểm)

- Lên thác xuống ………ềnh

- Áo ……ấm đi đêm

- ……..an cóc tía

- …….i lòng tạc dạ

- Nhiễu điều phủ lấy giá …….ương

Bài 2. Chọn vần trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để tạo từ:(1 điểm)

a) (au/ âu)

r……muống.; con tr…….; l ……nhà ; đoàn t…..; thi đ…

b) (ac/ăc)

rang l…….; b… …cầu; m… …áo.; đánh gi……

Kiểm tra tập làm văn (4 điểm)

Viết đoạn văn 3 - 4 câu kể về một việc em đã làm ở nhà theo gợi ý:

Gợi ý:

- Em đã làm được việc gì?

- Em làm việc đó thế nào?

- Nêu suy nghĩ của em khi làm xong việc đó

.….……………………………………………………………………………………

Đáp án đề 2

KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

Kiểm tra đọc thành tiếng (6 điểm)

a) Đọc văn bản (4 điểm)

Học sinh đọc bài “Em học vẽ” trang 58, 59 sách Tiếng Việt 2 tập 1 Kết nối tri thức.

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 2 điểm.

– Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

b) Trả lời câu hỏi (2 điểm)

Trả lời:

- Bạn nhỏ vẽ ông trăng, cánh diều.

- Bức tranh cảnh biển của bạn nhỏ có con thuyền trắng giương cánh buồm đỏ thắm đang rẽ sóng ra khơi rất đẹp.

II Kiểm tra đọc hiểu ( 4 điểm)

Đọc văn bản:

KHI TRANG SÁCH MỞ RA

Đọc hiểu: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1) Sắp xếp các từ sau theo thứ tự xuất hiện ở khổ thơ đầu. ? (0,5 điểm)

B, A, D, C (cỏ dại, cánh chim, trẻ con, người lớn)

2) Ở khổ thơ thứ 2 và thứ 3, bạn nhỏ thấy gì trong trang sách? (0,5 điểm)

Biển, cánh buồm, gió, rừng, lửa, ao sâu.

3) Những tiếng có vần giống nhau ở khổ thơ thơ cuối là: (0,5 điểm)

Trang - đang

4) Trang sách không nói được nhưng bạn nhỏ lại nghe thấy điều gì đó. Đó là điều gì? Tại sao bạn nhỏ lại nghe được những điều ấy? ? (1 điểm)

Mặc dù trang sách không nói được nhưng bạn nhỏ vẫn nghe thấy những điều đó vì đó là những thông điệp mà những trang sách muốn truyền tải tới bạn nhỏ. Bạn nhỏ đã đọc sách và cảm nhận.

Luyện từ và câu

Câu 1. Nối từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm cho phù hợp: (0,5 điểm)

Mái tóc bà bạc trắng.

Đôi mắt long lanh.

Hai má ửng hồng

Câu 2. Gạch dưới từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau: (0, 5 điểm)

Toàn thân lợn đất nhuộm đỏ, hai tai màu xanh lá mạ, hai mắt đen lay láy.

Câu 3: Viết câu kiểu Ai thế nào để nêu đặc điểm về: (0, 5 điểm)

Con ong: Những con ong thật là chăm chỉ.

Hoa sen: Hoa sen là loài hoa có mùi hương rất thơm.

Con mèo: Chú mèo mướp rất chăm chỉ bắt chuột.

KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

Kiểm tra chính tả (4 điểm)

Nhìn - viết:

Ngôi trường mới.

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Trình bày đùng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

Kiểm tra bài tập chính tả (2 điểm)

Bài 1. Điền g hay gh vào chỗ chấm: (1 điểm)

- Lên thác xuống ghềnh

- Áo gấm đi đêm

- Gan cóc tía

- Ghi lòng tạc dạ

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Bài 2. Chọn vần trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để tạo từ:(1 điểm)

a) (au/ âu)

rau muống.; con trâu; lau nhà ; đoàn tàu; thi đấu

b) (ac/ăc)

rang lạc.; bắc cầu; mắc áo.; đánh giặc

Kiểm tra tập làm văn (4 điểm)

Viết đoạn văn 3 - 4 câu kể về một việc em đã làm ở nhà theo gợi ý:

+ Nội dung (ý): 2 điểm

Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.

+ Kĩ năng: 2 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 0, 5 điểm

Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 0, 5 điểm

Tham khảo:

Cuối tuần, em thường giúp mẹ làm việc nhà. Buổi sáng, em giúp mẹ quét nhà. Đến chiều, em thu dọn quần áo. Sau đó, em gấp gọn và cho vào ngăn tủ. Buổi tối, sau khi ăn xong em giúp mẹ dọn dẹp bàn ăn. Em cảm thấy rất hạnh phúc. Mọi người trong gia đình đều khen em ngoan ngoãn.

>> Xem thêm: Viết đoạn văn 3 - 4 câu kể về một việc em đã làm ở nhà

Ma trận Đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kỳ 1 Kết nối tri thức

Mạch KT - KN

Các thành tố năng lực

Yêu cầu cần đạt

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu

Năng lực ngôn ngữ.

Năng lực giải quyết vấn đề.

Đọc thầm câu hỏi và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận về nội dung bài đọc.

Số câu

1

1

1

1

Câu số

1

2

3

4

Số điểm

1

1

1

1

Tổng

Số câu

1

1

1

1

3

1

Số điểm

1

1

1

1

3

1

Xem thêm:

3. Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo

A. ĐỌC

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Đồ đạc trong nhà

(Trích)

Em yêu đồ đạc trong nhà

Cùng em trò chuyện như là bạn thân.

Cái bàn kể chuyện rừng xanh

Quạt nan mang đến gió lành trời xa.

Đồng hồ giọng nói thiết tha

Nhắc em ngày tháng thường là trôi mau.

Ngọn đèn sáng giữa trời khuya

Như ngôi sao nhỏ gọi về niềm vui.

Tủ sách im lặng thế thôi

Kể bao chuyện lạ trên đời cho em.

Phan Thị Thanh Nhàn

Câu 1: Ngọn đèn và tủ sách mang đến cho em điều gì thú vị?

Câu 2: Vì sao bạn nhỏ xem đồ đạc trong nhà là bạn thân?

II. Đọc – hiểu

NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG

Khi cơn mưa vừa dứt, hai anh em Bi và Bống chợt thấy cầu vồng.

- Cầu vồng kìa! Em nhìn xem. Đẹp quá! Bi chỉ lên bầu trời và nói tiếp:

- Anh nghe nói dưới chân cầu vồng có bảy hũ vàng đấy. Bống hưởng ứng:

- Lát nữa, mình sẽ đi lấy về nhé! Có vàng rồi, em sẽ mua nhiều búp bê và quần áo đẹp.

- Còn anh sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô.

Bỗng nhiên, cầu vồng biến mất. Bi cười:

- Em ơi! Anh đùa đấy! Ở đấy không có vàng đâu. Bống vui vẻ:

- Thế ạ? Nếu vậy, em sẽ lấy bút màu để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô.

- Còn anh sẽ vẽ tặng em búp bê và quần áo đủ các màu sắc.

Không có bảy hũ vàng dưới chân cầu vồng, hai anh em vẫn cười vui vẻ.

(Theo 108 truyện mẹ kể con nghe)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Khi cơn mưa vừa dứt, Bi và Bống nhìn thấy gì?

A. nước

B. đá

C. cầu vồng

2. Nếu có bảy hũ vàng Bống sẽ làm gì?

A. ngựa hồng và ô tô.

B. túi xách, đồng hồ

C. búp bê và quần áo đẹp.

3. Nếu có bảy hũ vàng Bi sẽ làm gì?

A. ngựa hồng và một cái ô tô.

B. túi xách, đồng hồ

C. búp bê và quần áo đẹp.

4. Khi không có bảy hũ vàng, hai anh em làm gì?

……………………………………………………………………

B. VIẾT

I. Chính tả: Nghe – viết: Đồ đạc trong nhà.

II. Tập làm văn: Viết đoạn văn 3- 4 câu tả chú gấu bông

Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt 

A. ĐỌC

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Câu 1: Ngọn đèn và tủ sách mang đến cho em điều gì thú vị?

Ngọn đèn – Như ngôi sao nhỏ gọi về tuổi thơ

Tủ sách – Kể bao chuyện lạ trên đời.

Câu 2: Vì sao bạn nhỏ xem đồ đạc trong nhà là bạn thân?

Bạn nhỏ xem đồ đạc trong nhà là bạn thân bởi vì đồ đạc cùng bạn nhỏ trò chuyện như là bạn thân.

II. Đọc – hiểu

1. C

2. C

3. A

4. Khi không có bảy hũ vàng, hai anh em làm gì?

Khi không có bảy hũ vàng, hai anh em không hề buồn bã. Mà nhanh chóng nghĩ ra ý tưởng sẽ vẽ tặng nhau những món đồ mà mình mong muốn.

B. VIẾT

I. Chính tả: Nghe – viết: Đồ đạc trong nhà.

II. Tập làm văn:

Bài làm tham khảo

Vào dịp sinh nhật năm ngoái, mẹ tặng em một chú gấu bông rất lớn. Chú gấu cao bằng em. Chú có bộ lông màu nâu hạt dẻ. Bên ngoài, chú gấu mặc một chiếc áo cộc tay kẻ đen trắng. Mắt chú gấu màu đen và cái miệng chúm chím đáng yêu. Em đặt gấu bông ngồi ở trên giường của mình. Mỗi tối, gấu bông luôn là người nằm cạnh em. Nhờ có chú gấu bông mà em ngủ ngon hơn hẳn.

Mời các bạn tải về để lấy trọn bộ 24 đề thi Tiếng Việt lớp 2

.................................

Ngoài Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 có đáp án, các bạn tham khảo luyện tập, củng cố các dạng bài tập Toán 2 Tiếng Việt lớp 2 để chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 lớp 2 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc chi tiết và liên tục cập nhật cho các thầy cô, các bậc phụ huynh cho con em mình ôn tập.

Đánh giá bài viết
998 938.240
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • linh chu
    linh chu hay
    Thích Phản hồi 03/01/21
    • chu hoàng linh
      chu hoàng linh haycần phát huy
      Thích Phản hồi 03/01/21

      Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt

      Xem thêm
      Chỉ từ 79.000đ trải nghiệm VnDoc không quảng cáotải toàn bộ tài liệu trên VnDoc với tốc độ cao. Tìm hiểu thêm
      Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt Tải nhiều năm học 2023 - 2024