46 đề trắc nghiệm môn Tiếng Việt lớp 4 Có đáp án (trọn bộ cả năm)

46 đề trắc nghiệm môn Tiếng Việt lớp 4 là bộ đề thi trắc nghiệm phần đọc hiểu môn Tiếng Việt lớp 4 có đáp án kèm theo giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp các thầy cô cho học sinh ôn tập hè và ra đề thi học kì cho cho các em học sinh. Mời thầy cô cùng tham khảo và tải về.

Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Đề 1

Dựa vào nội dung bài đọc "DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU" chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.

Câu 1. Tác giả của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu là ai?

a. Tô Hoài.
b. Trần Đăng Khoa.
c. Dương Thuấn.

Câu 2. Chi tiết nào trong bài cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?

a. Đã bé lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột.
b. Hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn.
c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 3. Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?

a. Mấy lần bọn nhện đã đánh chị Nhà Trò.
b. Chăng tơ ngang đường đe bắt, doạ vặt chân, vặt cánh, ăn thịt Nhà Trò.
c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?

a. Em đừng sợ. Hãy trở về cùng tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp yếu.
b. Dắt Nhà Trò đi tới chỗ mai phục của bọn nhện.
c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 5. Tác phẩm trên thuộc chủ đề nào?

a. Thương người như thể thương thân.
b. Măng mọc thẳng.
c. Trên đôi cánh ước mơ.

Câu 6. Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?

"Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân"

a. 12 tiếng
b. 14 tiếng
c. 16 tiếng.

Câu 7. Trong câu tục ngữ trên, tiếng nào không có đủ bộ phận giống tiếng "nói"?

a. Lòng.
b. Như.
c. Vững.

Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Đề 2

Dựa vào nội dung bài đọc "DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU" (tiếp theo) chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.

Câu 1. Những chi tiết nào trong bài cho thấy trận địa mai phục của bọn nhện rất đáng sợ?

a. Chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện.
b. Các khe đá chung quanh, lủng củng những nhện là nhện.
c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 2. Câu nói nào dưới đây là lời của Dế Mèn khi gặp bọn nhện?

a. Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.
b. Ai đứng đầu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.
c. Ai cầm đầu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.

Câu 3. Chi tiết nào trong bài miêu tả vị chúa trùm nhà nhện khi ra gặp Dế Mèn?

a. Cong chân nhảy ra, trông cũng đanh đá, nặc nô lắm.
b. Cong chân nhảy ra, trông rất dữ tợn.
c. Cong chân nhảy ra, phóng càng đạp phanh phách ra oai.

Câu 4. Khi thấy Dế Mèn ra oai, vị chúa trùm nhà nhện có hành động như thế nào?

a. Cong chân nhảy ra, phóng càng đạp phanh phách vào người Dế Mèn.
b. Co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như chày giã gạo.
c. Đứng sừng sững chắn lối đi của Dế Mèn.

Câu 5. Với hành động "bênh vực kẻ yếu" Dế Mèn xứng đáng nhận danh hiệu nào?

a. Dũng sĩ.
b. Hiệp sĩ.
c. Võ sĩ.

Câu 6. Từ ngữ nào trái nghĩa với từ "đoàn kết"?

a. Hoà bình.
b. Chia rẽ.
c. Thương yêu.

Câu 7. Tiếng "nhân" trong từ nào dưới đây có nghĩa là người?

a. Nhân tài.
b. Nhân từ.
c. Nhân ái.

Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Đề 3

Dựa vào nội dung bài đọc "TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH", chọn ý đúng trong câu trả lời dưới đây.

Câu 1. Ai là tác giả bài thơ "Truyện cổ nước mình"?

a. Phan Thị Thanh Nhàn.
b. Lâm Thị Mỹ Dạ.
c. Trần Đăng Khoa.

Câu 2. Câu thơ nào trong bài thơ mở đầu bài "Truyện cổ nước mình"?

a. Tôi nghe truyện cổ thầm thì.
b. Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
c. Tôi yêu truyện cổ nước tôi.

Câu 3. Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?

a. Vì truyện cổ truyền cho đời sau nhiều bài học quý báu của cha ông: nhân hậu, đùm bọc, ở hiền, thương người ...
b. Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông: thông minh, công bằng, độ lượng, ...
c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Bài thơ "Truyện cổ nước mình" gợi đến truyện cổ tích nào?

a. Tấm Cám.
b. Thánh Gióng.
c. Sọ Dừa.

Câu 5. Câu thơ "Tôi nghe truyện kể thầm thì" tác giả nhân hoá "truyện cổ" bằng cách nào?

a. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của con người để nói về truyện cổ.
b. Nói với truyện cổ như nói với người.
c. Gọi truyện cổ bằng từ vốn để gọi người.

Câu 6. Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

"Tôi cất tiếng hỏi lớn:

- Ai đúng chóp ba bọn này? Ra đây ta nói chuyện".

a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
c. Báo hiệu một sự liệt kê.

Câu 7. Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

"Cô hỏi: "Sao trò không chịu làm bài" Nó cứ làm thinh, mãi sau nó mới bảo "Thưa cô, con không có ba"".

a. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
c. Báo hiệu một sự liệt kê.

Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Đề 4

Dựa vào nội dung bài đọc "THƯ THĂM BẠN", chọn ý đúng trong câu trả lời dưới đây.

Câu 1. Bức thư thăm bạn được viết vào thời gian nào?

a. 5 – 8 – 2000.
b. 8 – 5 – 2000.
c. 15 – 8 – 2000.

Câu 2. Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?

a. Để hỏi thăm sức khoẻ.
b. Để chia buồn.
c. Để báo tin cho các bạn biết ba bạn Hồng hi sinh.

Câu 3. Những câu nào trong bài cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?

a. Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và cả những người bạn mới như mình.
b. Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi.
c. Mình tin rằng, theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này.

Câu 4. Những câu nào trong bài cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?

a. Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và cả những người bạn mới như mình.
b. Riêng mình gởi cho Hồng toàn bộ số tiền mình đã bỏ ống từ mấy năm nay.
c. Mình tin rằng, theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này.

Câu 5. Tác dụng của dòng kết thúc bức thư là gì?

a. Lời chúc của người viết thư giành cho người nhận thư.
b. Lời hứa hẹn, chữ ký và họ tên người viết thư.
c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 6. Câu sau có bao nhiêu từ đơn?

a. 8 từ
b. 10 từ
c. 12 từ

Câu 7. Câu sau có bao nhiêu từ phức?

Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền Hạnh là học sinh tiên tiến.

a. 4
b. 6
c. 18.

Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Đề 5

Dựa vào nội dung bài đọc “NGƯỜI ĂN XIN”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.

Câu 1. Hình ảnh ông ăn xin đáng thương như thế nào?

a. Một người ăn xin già lọm khọm đứng trước mắt tôi.

b. Đôi mắt đỏ sọc, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi.

c. Cảnh đói nghèo đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào.

Câu 2. Những chi tiết nào trong bài chứng tỏ tình cảm của cậu bé với ông ăn xin?

a. Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

b. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 3. Ông lão đã nhận được gì từ cậu bé?

a. Tình thương, sự tôn trọng, sự cảm thông.

b. Lòng biết ơn, cái siết chặt tay.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Chi tiết nào trong bài thể hiện sự đồng cảm của câu bé với ông lão?

a. Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

b. Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

c. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm.

Câu 5. Bài văn trên thuộc chủ đề nào?

a. Thương người như thể thương thân.

b. Măng mọc thẳng.

c. Trên đôi cánh ước mơ.

Câu 6. Từ ngữ nào trái nghĩa với từ nhân hậu?

a. Hiền hậu.

b. Nhân từ.

c. Tàn bạo.

Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu dúng nghĩa của tiếng “hiền” trong các từ: hiền tài, hiền triết, hiền hoà.

a. Người hiền lành và tốt tính.

b. Người có đức hạnh và tài năng.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 8. Em hiểu nghĩa của câu “lá lành đùm lá rách” là như thế nào?

a. Người thân gặp nạn, mọi người khác đều đau đớn.

b. Giúp đỡ san xẻ cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.

c. Người may mắn giúp đỡ người gặp bất hạnh.

Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Đề 6

Dựa vào nội dung bài đọc “MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.

Câu 1. Mục đích chính của bài văn trên nói về ai?

a. Tô Hiến Thành.

b. Lý Cao Tông.

c. Trần Trung Tá.

Câu 2. Tô Hiến Thành làm quan ở triều nào?

a. Triều Nguyễn.

b. Triều Lý.

c. Triều Trần.

Câu 3. Khi Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, ai là người ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh?

a. Vợ và các con ông.

b. Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường.

c. Giám Nghị đại phu Trần Trung Tá.

Câu 4. Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành?

a. Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên.

b. Vì những người chính trực bao giờ cũng làm những điều tốt lành và hi sinh lợi ích riêng của mình vì đất nước.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 5. Vì sao Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá thay mình?

a. Vì Trần Trung Tá là người tài ba giúp nước.

b. Vì Trần Trung Tá là người luôn gần gũi với mình.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 6. Có mấy từ phức trong hai câu thơ sau?

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

a. 1

b. 3

c. 4

Câu 7. Có mấy từ láy trong hai câu thơ sau?

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

a. 1

b. 3

c. 4

8. Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ ghép tổng hợp?

a. Trái cây, xe máy, đường sữa, xe đạp, đường bộ.

b. Tươi ngon, nhà cửa, bát đũa, bàn ghế, tình nghĩa.

c. Tàu hoả, đường biển, ôtô, dưa hấu, máy bay.

Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Đề 7

Dựa vào nội dung bài đọc “TRE VIỆT NAM”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.

Câu 1. Ai là tác giả của bài tre Việt Nam?

a. Nguyễn Duy.

b. Tố Hữu.

c. Nguyễn Du.

Câu 2. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.

Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam?

Đề trắc nghiệm Tiếng việt lớp 4

Câu 3. Tác giả dùng biện pháp gì để tả tre Việt Nam trong hai câu thơ sau:

Lưng trần phơi nắng phới sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con.

a. So sánh.

b. Nhân hoá

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Bài thơ trên thuộc chủ đề nào?

a. Thương người như thể thương thân.

b. Măng mọc thẳng.

c. Trên đôi cánh ước mơ.

Câu 5. Có mấy từ ghép trong trong hai câu thơ sau?

“Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi, đá vôi bạch màu”.

a. 2

b. 3

c. 4

Câu 6. Dòng nào dưới đay chỉ gồm từ láy?

a. Háo hức, cheo leo, mênh mông, chầm chậm.

b. Háo hức, cheo leo, lặng im, mênh mông, chầm chậm.

c. Chắc khoẻ, mong manh, cheo leo, se sẽ.

Câu 7. Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ ghép phân loại?

a. Trái cây, xe máy, đường sữa, xe đạp, đường bộ.

b. Tươi ngon, nhà cửa, bát đũa, bàn ghế, tình nghĩa.

c. Tàu hoả, đường biển, ôtô, dưa hấu, máy bay.

Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Đề 8

Dựa vào nội dung bài đọc “NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.

Câu 1. Bài “Những hạt thóc giống” thuộc loại truyện nào?

a. Truyện dân gian Khmer.

b. Truyện dân gian Lào.

c. Truyện dân gian Cam-pu-chia.

Câu 2. Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?

a. Không làm cho thóc nảy mầm.

b. Người không có thóc đem nộp.

c. Người trung thực và dũng cảm.

Câu 3. Nhà vua làm cách nào để chọn người truyền ngôi?

a. Phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng.

b. Ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Vì sao nhà vua truyền ngôi cho bé Chôm?

a. Vì chú bé là người chăm chỉ và gan dạ.

b. Vì chú bé là người trung trực và dũng cảm.

c. Vì chú bé là người chăm chỉ và trung thực.

Câu 5. Câu chuyện trên thuộc chủ đề nào?

a. Thương người như thể thương thân.

b. Măng mọc thẳng.

c. Trên đôi cánh ước mơ.

Câu 6. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho đúng nghĩa với mỗi từ.

a. Trung thực.                1. Có tính ngay thẳng.

b. Trung nghĩa.              2. Có tính thẳng thắn hay nói thẳng.

c. Chính trực.               3. Ngay thẳng, thật thà.

d. Thẳng tính.              4. Hết mực trung thành, một lòng vì việc nghĩa.

Câu 7. Có bao nhiêu danh từ trong đoạn thơ sau?

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thì thầm tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

a. 7

b. 9

c. 11

Câu 8. Người ngay thẳng không sợ bị nói xấu là nghĩa của thành ngữ nào dưới đây?

a. Cây ngay không sợ chết đứng

b. Thẳng như ruột ngựa.

c. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Đề 9

Dựa vào nội dung bài đọc “GÀ TRỐNG VÀ CÁO”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.

Câu 1. Ai là tác giả của bài thơ “Gà Trống và Cáo”?

a. La Phông-ten.

b. Xu-khôm-lin-xki.

c. Giét-xtép.

Câu 2. Câu thơ nào dưới đây miêu tả thái độ của Cáo khi dụ Gà Trống xuống đất?

a. Nhác trông vắt vẻo trên cành. Anh chàng Gà Trống tinh nhanh lõi đời.

b. Cáo kia đon đả ngỏ lời: Kìa anh bạn quý, xin mời xuống đây.

c. Cáo nghe hồn lạc phách bay. Quắp đuôi, co cẳng chạy ngay tức thì.

Câu 3. Khi nghe tin đồn chó săn xuất hiện, thái độ của Cáo như thế nào?

a. Hồn lạc phách bay nhưng vẫn đợi gà xuống.

b. Hồn lạc phách bay rồi quắp đuôi chạy ngay.

c. Rất bình thản và vẫn đứng dưới đất dụ Gà xuống.

Câu 4. Tác giả dùng biện pháp gì để Gà Trống và Cáo?

a. Nhân hoá.

b. So sánh.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 5. Mục đích của tác giả khi viết bài thơ “Gà Trống và Cáo” là gì?

a. Kể chuyện về tình bạn giữa Gà Trống và Cáo.

b. Kể chuyện Cáo ngoan ngoãn nghe lời Gà Trống.

c. Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.

Câu 6. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho đúng với nghĩa của mỗi từ?

a. Tự trọng1. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.
b. Tự tin.2. Quyết định lấy công việc, cuộc sống của mình.
c. Tự kiêu.3. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
d. Tự quyết.4. Tin vào bản thân mình.

Câu 7. Nối ý bên phải với ý bên trái sao cho phù hợp.

a. Danh từ chỉ hiện tượng.1. Ông bà, cha mẹ, bác sĩ, công an.
b. Danh từ chỉ đơn vị.2. Đạo đức, kỷ niệm, hi vọng, ký ức.
c. Danh từ chỉ khái niệm3. Dòng, đôi, cặp, bộ, đoàn.
d. Danh từ chỉ người4. Mưa, gió, nắng, lụt, tuyết.

Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Đề 10

Dựa vào nội dung bài đọc “NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.

Câu 1. Ai là tác giả của bài “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”?

a. Xu-khôm-lin-xki.

b. La Phông-ten.

c. Giét-xtép.

Câu 2. Dọc đường đi mua thuốc cho ông, An-đrây-ca làm gì?

a. Chơi bi cùng các bạn.

b. Đá bóng cùng các bạn.

c. Đá cầu cùng các bạn.

Câu 3. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.

a. Dòng nào thể hiện ý nghĩ của An-đrây-ca đã lớn?1. Không, con không có lỗi, chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ong đã mất từ lúc con mới ra khỏi nha.
b. Dòng nào là lời của ông nói với mẹ An-đrây-ca?2. Chỉ vì mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết.
c. Dòng nào là lời của mẹ an ủi An-đrây-ca?3. Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còng sống thêm được mấy năm nữa
d. Dòng nào thể hiện ý nghĩ của An-đrây-ca khi về đến nhà?4. Bố khó thở lắm

Câu 4. Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là người như thế nào?

a. Thật thà nghiêm khắc với bản thân.

b. Có ý thức trách nhiệm.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 5. Câu chuyện trên thuộc chủ đề nào?

a. Thương người như thể thương thân.

b. Măng mọc thẳng.

c. Trên đôi cánh ước mơ.

Câu 6. Có bao nhiêu danh từ riêng trong đoạn văn sau?

Năm 1175, vua Lý Thánh Tông, mất di chiếu cho Tô Hiến Thành phò thái tử Long Cán, con bà thái hậu hộ Đỗ, lên ngôi. Nhưng một bà thái hậu khác lại muốn lập con mình là Long Xưởng. Bà cho vàng bạc đút lót vợ ông, để nhờ ông giúp đỡ, nhưng ông nhất định không nghe.

a. 4

b. 5

c. 6

Câu 7. Từ nào chứa tiếng “trung” với nghĩa là “ở giữa”.

a. Trung hậu.

b. Trung kiên.

c. Trung tâm.

Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Đề 11

Dựa vào nội dung bài đọc “CHỊ EM TÔI”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây.

Câu 1. Cô chị xin phép ba đi đâu?

a. Đi học nhóm.

b. Đi chợ.

c. Đi xem phim.

Câu 2. Cô chị nói dối ba để đi đâu?

a. Đi chơi.

b. Đi xem phim.

c. Đi học nhóm.

Câu 3. Cô chị gặp cô em ở đâu?

a. Ở nhà bạn.

b. Ở chợ.

c. Ở rạp chiếu bóng.

Câu 4. Khi biết cô em nói dối, thái độ của cô chị như thế nào?

a. Mừng rỡ vì mình có đồng minh.

b. Nổi giận vì thấy em mình dám nói dối ba bỏ học đi chơi.

c. Thản nhiên vì chẳng có chuyện gì lạ.

Câu 5. Thái độ của cô em trước sự tức giận của cô chị?

a. Sợ sệt.

b. Thản nhiên

c. Ân hận

Câu 6. Dòng nào dưới đây không có danh từ chung?

a. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Bình Định, Tp Hồ Chí Minh.

b. Đồ Sơn, Non Nước, Đầm Sen, Ba Vì.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 7. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.

TừNghĩa
a. Trung kiên1. Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một.
b. Trung nghĩa.2. Một lòng một dạ gắn bó với lý tưởng, người nào đó.
c. Trung hậu3. Trước sau như một, không gì có thể lay chuyển được.
d. Trung thành4. Một lòng một dạ vì việc nghĩa.

Câu 8. Từ nào chứa tiếng “trung” với nghĩa là “một lòng một dạ”?

a. Trung thành.

b. Trung tâm

c. Trung bình.

46 đề trắc nghiệm môn Tiếng Việt lớp 4 Có đáp án (trọn bộ cả năm) tổng hợp các kiến thức cả năm học cho các em học sinh tham khảo, ôn tập phần Đọc hiểu trả lời câu hỏi, củng cố các dạng bài tập Tập đọc lớp 4.

Đánh giá bài viết
234 101.479
Sắp xếp theo

    Tiếng Việt lớp 4

    Xem thêm