650 câu hỏi trắc nghiệm quan hệ song song

Trắc nghiệm quan hệ song song có đáp án

Tài liệu gồm 117 trang với 650 bài toán trắc nghiệm thuộc chuyên đề quan hệ song song có đáp án. Nội dung bao gồm các 5 phần: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng; Hai đường thẳng song song; Đường thẳng song song với mặt phẳng; Hai mặt phẳng song song; Phép chiếu song song. Mời các bạn cùng tham khảo.

TỔNG HỢP LẦN 1

CHƯƠNG II. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG

TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG

BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG

Câu 1. Trong mặt phẳng (α), cho bốn điểm A, B, C, D trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Điểm S ∉ mp(α). Có mấy mặt phẳng tạo bởi S và hai trong bốn điểm nói trên?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 8

Câu 2. Cho 5 điểm A, B, C, D, E trong đó không có 4 điểm ở trên một mặt phẳng. Hỏi có bao mặt phẳng tạo bởi 3 trong 5 điểm đã cho?

A. 10 B. 12 C. 8 D. 14

Câu 3. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang ABCD (AB//CD). Khẳng định nào sau đây sai?

A. Hình chóp S.ABCD có 4 mặt bên

B. Giao điểm của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) là SO (O là giao điểm của AC và BD)

C. Giao điểm của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC) là SI (I là giao điểm của AD và BC)

D. Giao điểm của hai mặt phẳng (SAB) và (SAD) là đường trung bình của ABCD.

Câu 4. Cho tứ diện ABCD. G là trọng tâm của tam giác BCD. Giao tuyến của mặt phẳng (ACD) và (GAB) là:

A. AM (M là trung điểm AB)

B. AN (N là trung điểm của CD)

C. AH (H là hình chiếu của B trên CD)

D. AK (K là hình chiếu của C trên BD)

Câu 5. Cho hình chóp S.ABCD. Gọi I là trung điểm của SD, J là điểm trên cạnh SC và J không trùng với trung điểm SC. Giao tuyến của 2 mặt phẳng (ABCD) và (AIJ) là:

A. AK (K là giao điểm của IJ và BC)

B. AH (H là giao điểm của IJ và AB)

C. AG (G là giao điểm của IJ và AD)

D. AF (F là giao điểm của IJ và CD)

Câu 6. Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC và CD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (MBD) và (ABN) là:

A. Đường thẳng MN

B. Đường thẳng AM

C. Đường thẳng BG (G là trọng tâm ΔACD

D. Đường thẳng AH (H là trực tâm ΔACD

Câu 7. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N lần lượt là trung điểm AD và BC. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SMN) và (SAC) là:

A. SD

B. SO (O là tâm hình bình hành ABCD)

C. SG (G là trung điểm AB)

D. SF (F là trung điểm CD)

Câu 8. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi I và J lần lượt là trung điểm của SA và SB. Khẳng định nào sau đây sai?

A. IJCD là hình thang B. (SAB) ∩ (IBC) = IB

C. (SBD) ∩ (JCD) = JD D. (IAC) ∩ (JBD) = AO (O là tâm ABCD)

Câu 9. Chop hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang ABCD (AD // BC). Gọi M là trung điểm CD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (MSB) và (SAC) là:

A. SI (I là giao điểm của AC và BM)

B. SJ (J là giao điểm của AM và BD)

C. SO (O là giao điểm của AC và BD)

D. SP (P là giao điểm của AB và CD)

Câu 10. Cho tứ diện ABCD. G là trọng tâm ΔBCD, M là trung điểm CD, I là điểm ở trên đoạn thẳng AG, BI cắt mặt phẳng (ACD) tại J. Khẳng định nào sau đây sai?

A. AM = (ACD) ∩ (ABG) B. A, J, M thẳng hàng

C. J là trung điểm của AM D. DJ = (ACD) ∩ (BDJ)

Câu 11. Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm AB và CD. Mặt phẳng (α) qua MN cắt AD, BC lần lượt tại P và Q. Biết MP cắt NQ tại I. Ba điểm nào sau đây thẳng hàng?

A. I, A, C B. I, B, D C. I, A, B D. I, C, D

Câu 12. Chop hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang ABCD (AD // BC). Gọi I là giao điểm của AB và DC, M là trung điểm SC. DM cắt mp(SAB) tại J. Khẳng định nào sau đây sai?

A. S, I, J thẳng hàng B. DM ⊂ mp(SCI)

C. JM ⊂ mp(SAB) D. SI = (SAB) ∩ (SCD)

BÀI 2. HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

Câu 13. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Hai đường thẳng chéo nhau thì chúng không có điểm chung

B. Hai đường thẳng không có điểm chung là hai đường thẳng song song hoặc chéo nhau

C. Hai đường thẳng song song nhau khi chúng ở trên cùng một mặt phẳng.

D. Khi hai đường thẳng ở trên hai mặt phẳng thì hai đường thẳng đó chéo nhau.

Câu 14. Cho hai đường thẳng chéo nhau a và b. Lấy A, B thuộc a và C, D thuộc b. Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về hai đường thẳng AD và BC?

A. Có thể song song hoặc cắt nhau B. Cắt nhau

C. Song song nhau D. Chéo nhau.

Câu 15. Trong không gian, cho ba đường thẳng phân biệt a, b, c trong đó a // b. Khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Nếu a//c thì b//c

B. Nếu c cắt a thì c cắt b

C. Nếu A ∈ a và B ∈ b thì ba đường thẳng a, b, AB cùng ở trên một mặt phẳng.

D. Tồn tại duy nhất một mặt phẳng qua a và b.

Câu 16. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi d là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC). Khẳng định nào sau đây đúng?

A. d qua S và song song với BC B. d qua S và song song với DC

C. d qua S và song song với AB D. d qua S và song song với BD.

Câu 17. Cho tứ diện ABCD. I và J theo thứ tự là trung điểm của AD và AC, G là trọng tâm tam giác BCD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (GIJ) và (BCD) là đường thẳng:

A. qua I và song song với AB B. qua J và song song với BD

C. qua G và song song với CD D. qua G và song song với BC.

Câu 18. Cho hình chóp S.ABCD. Gọi M, N, P, Q, R, T lần lượt là trung điểm AC, BD, BC, CD, SA, SD. Bốn điểm nào sau đây đồng phẳng?

A. M, P, R, T B. M, Q, T, R C. M, N, R, T D. P, Q, R, T

Câu 19. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi I, J, E, F lần lượt là trung điểm SA, SB, SC, SD. Trong các đường thẳng sau, đường thẳng nào không song song với IJ?

A. EF B. DC C. AD D. AB

Câu 20. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi I là trung điểm SA. Thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi mp(IBC) là:

A. Tam giác IBC B. Hình thang IJBC (J là trung điểm SD)

C. Hình thang IGBC (G là trung điểm SB) D. Tứ giác IBCD.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về

Đánh giá bài viết
1 2.743
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Hình học 11

    Xem thêm