100 câu hỏi trắc nghiệm phép biến hình trong mặt phẳng

Trắc nghiệm phép biến hình trong mặt phẳng

Mời quý thầy cô giáo và các em học sinh tham khảo: 100 câu hỏi trắc nghiệm phép biến hình trong mặt phẳng. Hi vọng rằng, tài liệu do chúng tôi sưu tầm và tổng hợp sẽ giúp ích cho công tác dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh. Chúc quý thầy cô giáo giảng dạy hay, các em học sinh học tập tốt.

TRẮC NGHIỆM: PHÉP BIẾN HÌNH

Câu 1: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

a. Đường tròn có vô số trục đối xứng.

b. Một hình có vô số trục đối xứng thì hình đó phải là đường tròn.

c. Một hình có vô số trục đối xứng thì hình đó phải là hình gồm những đường tròn đồng tâm.

d. Một hình có vô số trục đối xứng thì hình đó phải là hình gồm hai đường thẳng vuông góc.

Câu 2: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

a. Phép đối xứng tâm không có điểm nào biến thành chính nó.

b. Phép đối xứng tâm có đúng một điểm biến thành chính nó.

c. Có phép đối xứng tâm có hai điểm biến thành chính nó.

d. Có phép đối xứng tâm có vô số điểm biến thành chính nó.

Câu 3: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

a. Có một phép tịnh tiến theo vector khác không biến mọi điểm thành chính nó.

b. Có một phép đối xứng trục biến mọi điểm thành chính nó.

c. Có một phép đối xứng tâm biến mọi điểm thành chính nó.

d. Có một phép quay biến mọi điểm thành chính nó.

Câu 4: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

a. Hình gồm hai đường tròn không bằng nhau có trục đối xứng.

b. Hình gồm một đường tròn và một đoạn thẳng tuỳ ý có trục xứng.

c. Hình gồm một đường tròn và một đường thẳng tuỳ ý có trục đối xứng.

d. Hình gồm một tam giác cân và đường tròn ngoại tiếp tam giác đó có trục đối xứng.

Câu 5: Cho hai đường thẳng cắt nhau d và d’. Có bao nhiêu phép đối xứng trục biến d thành d’?

a. Không.

b. Có duy nhất.

c. Có hai.

d. Có vô số.

Câu 6: Trong các hình sau đây, hình nào có 4 trục đối xứng?

a. Hình bình hành.

b. Hình chữ nhật.

c. Hình thoi

d. Hình vuông.

Câu 7: Trong các hình sau đây, hình nào không có tâm đối xứng?

a. Hình gồm một đường tròn và một hình chữ nhật nội tiếp.

b. Hình gồm một đường tròn và một tam giác đều nội tiếp.

c. Hình lục giác đều.

d. Hình gồm một hình vuông và đường tròn nọi tiếp.

Câu 8: Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến một đường thẳng cho trước thành chính nó?

a. Không có

b. Một

c. Hai

d. Vô số

Câu 9: Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến một đường tròn cho trước thành chính nó?

a. Không có

b. Một

c. Hai

d. Vô số.

Câu 10: Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến một hình vuông thành chính nó?

a. Không có

b. Một

c. Bốn

d. Vô số

Câu 11: Hình gồm hai đường tròn phân biệt có cùng bán kính thì có bao nhiêu tâm đối xứng?

a. Không có

b. Một

c. Hai

d. Vô số.

Câu 12: Cho tam giác đều tâm O. Hỏi có bao nhiêu phép quay tâm O góc α, 0 ≤ α ≤ 2π, biến tam giác trên thành chính nó?

a. Một

b. Một

c. Ba

d. Bốn

Câu 13: Cho hình vuông tâm O. Hỏi có bao nhiêu phép quay tâm O góc α, 0 ≤ α ≤ 2π biến hình vuông trên thành chính nó?

a. Một

b. Một

c. Ba

d. Bốn

Câu 14: Cho hình chữ nhật có tâm O. Hỏi có bao nhiêu phép quay tâm O góc α, 0 ≤ α ≤ 2π, biến hình chữ nhật trên thành chính nó?

a. Không có.

b. Hai

c. Ba

d. Bốn

Câu 15: Cho hai đường thẳng song song d và d’. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến d thành d’?

a. Không có.

b. Một

c. Hai

d. Vô số.

Câu 16: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm A(2;5). Phép tịnh tiến theo vector v(1;2) biến A thành điểm nào trong các điểm sau?

a. B(3;1)

b. C( 1;6)

c. D(3;7)

d. E(4;7)

Câu 17: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(2;3), hỏi trong 4 điểm sau: điểm nào là ảnh của M qua phép đối xứng trục Ox?

a. A(3;2)

b. B(2;-3)

c. C(3;-2)

d. D(-2;3)

Câu 18: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(2;3), hỏi M là ảnh của điểm nào trong 4 điểm sau qua phép đối xứng qua trục Oy?

a. A(3;2)

b. B(2;-3)

c. C(3;-2)

d. D(-2;3)

Câu 19: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(2;3), hỏi trong bốn điểm sau: điểm nào là ảnh của M qua phép đối xứng qua đường thẳng x - y = 0.

a. A(3;2)

b. B(2;-3)

c. C(3;-2)

d. D(-2;3)

Câu 20: Trong mặt phẳng Oxy, cho hai điểm I(1;2) và M(3;-1). Trong các điểm sau, điểm nào là ảnh của M qua phép đối xứng tâm I?

a. A(2;1)

b. B(-1;5)

c. C(-1;3)

d. D(5;-4)

Câu 21: Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng d: x = 2. Trong các đường thẳng sau, đường thẳng nào là ảnh của d qua phép đối xứng tâm O?

a. x = -2

b. y = 2

c. x = 2

d. y = -2

Câu 22: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(1;1). Hỏi trong các điểm sau, điểm nào là ảnh của M qua phép quay tâm O, góc 450

a. A(-1;1)

b. B(1;0)

c. C( \sqrt{2};0)

d. D(0; 2)

Câu 23: Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d: 2x-y+1=0. Để phép tịnh tiến theo vector v biến d thành chính nó thì v phải là vector nào trong các vector sau?

a. v  = (2;1)

b. v = (2; -1)

c. v =  (1;2)

d. v =( - 1;2)

Câu 24: Trong mặt phẳng Oxy cho điểm M(-2;4). Hỏi phép vị tự tâm O, tỷ số k= -2 biến điểm M thành điểm nào sau đây?

a. A(-8;4)

b. B(-4;-8)

c. C(4;-8)

d. D(4;8)

Câu 25: Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 2x+y-3=0. Hỏi phép vị tự tâm O tỉ số k= 2 biến d thành đường thẳng nào trong các đường thẳng có phương trình sau?

a. 2x+y+3=0

b. 2x+y-6=0

c. 4x-2y-3=0

d. 4x+2y-5=0

Câu 26: Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình x+y-2=0. Hỏi phép vị tự tâm O tỉ số k= -2 biến đường thẳng d thành đường nào trong các đường thẳng có phương trình sau?

a. 2x+2y=0 b

b. 2x+2y-4=0

c. x+y+4=0

d. x+y-4=0

Câu 27: Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C) có phương trình: (x-1)2 + (y-2)2 = 4. Hỏi phép vị tự tâm O tỉ số k=-2 biến (C) thành đường tròn nào trong các đường tròn có phương trình sau:

a. (x-2)2 + (y-4)2 = 16

b. (x-4)2 + (y-2)2 = 4

c. (x-4)2 + (y-2)2 = 16

d. (x+2)2 + (y+4)2 = 16

Câu 28: Cho phép tịnh tiến vector v biến A thành A’ và M thành M’. Khi đó:

a. AM = - A'M'

b. AM = 2A'M'

c. AM = A'M'

d. 3AM = 2A'M'

Câu 29: Hình nào sau đây không có tâm đối xứng?

a. Hình vuông

b. Hình tròn

c. Tam giác đều

d. Hình thoi.

Câu 30: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

a. Phép quay tâm O biến điểm O thành chính nó.

b. Phép đối xứng tâm O là phép quay tâm O, góc quay - 1800

c. Phép đối xứng tâm O là phép quay tâm O, góc quay 1800

d. Phép quay tâm O góc quay 900 và phép quay tâm O góc quay -900 là giống nhau

Câu 31: Nếu phép vị tự tỉ số k biến hai điểm M và N lần lượt thành hai điểm M’ và N’ thì:

a. vecto M'N' = k vecto MN và M'N' = -kMN

b. vecto M'N' = k vecto MN và M'N' = ΙkΙMN

c. vecto M'N' = ΙkΙ vecto MN và M'' = kMN

d. vecto M'N' // vecto MN và M'N' = 1/2 MN

Câu 32: Hãy điền Đ, S (để chọn đúng hoặc sai) vào các ô tương ứng:

CâuNội dungĐ hoặc S
APhép đồng nhất là một phép tịnh tiến
BPhép đồng nhất là một phép quay
CPhép đồng nhất là một phép đối xứng tâm
DPhép đối xứng tâm là một phép vị tự
EPhép quay là một phép đồng dạng
FPhép vị tự là một phép dời hình

Câu 33: Cho hai điểm A, B phân biệt. Hãy chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau đây:

a. Có duy nhất một phép đối xứng trục biến A thành B.

b. Có duy nhất một phép đối xứng tâm biến A thành B.

c. Có duy nhất một phép tịnh tiến biến A thành B.

d. Có duy nhất một phép vị tự biến A thành B.

Câu 34: Một hình (H) có tâm đối xứng nếu và chỉ nếu:

a. Tồn tại phép đối xứng tâm biến hình (H) thành chính nó.

b. Tồn tại phép đối xứng trục biến hình (H) thành chính nó.

c. Hình (H) là hình bình hành.

d. Tồn tại phép dời hình biến hình (H) thành chính nó

Câu 35: Cho tam giác ABC với trọng tâm G. Gọi A’, B’, C’ lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, AC, AB của tam giác ABC. Khi đó, phép vị tự nào sau đây biến tam giác A’B’C’ thành tam giác ABC?

a. Phép vị tự tâm G, tỉ số 2.

b. Phép vị tự tâm G, tỉ số -2

c. Phép vị tự tâm G, tỉ số -3

d. Phép vị tự tâm G, tỉ số 3.

Câu 36: Cho P, Q cố định. Phép biến hình T biến điểm M bất kỳ thành M2 sao cho MM2 = 2PQ. Lúc đó:

a. T chính là phép tịnh tiến theo vectơ PQ

b. T chính là phép tịnh tiến theo vectơ MM2

c. T chính là phép tịnh tiến theo vectơ 2PQ

d. T chính là phép tịnh tiến theo vectơ 1/2 PQ

Câu 37: Phép quay Q(0;φ) biến điểm A thành A’ và điểm M thành điểm M’. Khi đó:

a. AM = A'M'

b. AM = - A'M'

c. 2AM = A'M'

d. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 38: Một hình (H) có tâm đối xứng nếu và chỉ nếu:

a. Tồn tại phép đối xứng tâm biến hình (H) thành chính nó.

b. Tồn tại phép đối xứng trục biến hình (H) thành chính nó.

c. Hình (H) là hình bình hành.

d. Tồn tại một phép dời hình biến hình (H) thành chính nó.

Câu 39: Chọn mệnh đề đúng:

a. Qua phép vị tự tỉ số k ≠ 0, đường thẳng đi qua tâm vị tự sẽ biến thành chính nó.

b. Qua phép vị tự tỉ số k ≠1, đường tròn có tâm đi qua tâm vị tự sẽ biến thành chính nó.

c. Qua phép vị tự tỉ số k ≠1, không có đường tròn nào biến thành chính nó.

d. Qua phép vị tự tâm O tỉ số 1, đường tròn tâm O sẽ biến thành chính nó.

Câu 40: Cho hai điểm A, B phân biệt. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

a. Có duy nhất một phép đối xứng trục biến A thành B.

b. Có duy nhất một phép đối xứng tâm biến A thành B.

c. Có duy nhất một phép tịnh tiến biến A thành B.

d. Có duy nhất một phép vị tự biến A thành B.

Câu 41: Phép biến hình nào sau đây không có tính chất: “ Biến một đường thẳng thành một đường thẳng song song hoặc trùng với nó”?

a. Phép đối xứng tâm

b. Phép vị tự

c. Phép đối xứng trục

d. Phép tịnh tiến

Câu 42: Phép biến hình nào sau đây là phép vị tự?

a. Đối xứng tâm

b. Đối xứng trục

c. Quay một góc khác k\pi

d. Tịnh tiến theo vectơ khác 0

Câu 43: Mệnh đề nào sau đây là đúng?

a. Phép vị tự biến đường thẳng a bất kỳ thành đường thẳng a’ song song với a.

b. Phép vị tự biến đường thẳng a thành đường thẳng a’ cắt a.

c. Hai đường tròn nào cũng có tâm vị tự.

d. Tâm vị tự của hai đường tròn thẳng hàng với tâm của hai đường tròn.

Câu 44: Phép vị tự tâm O tỉ số 1 là:

a. Đối xứng tâm

b. Đối xứng trục

c. Quay một góc khác k\pi

d. Đồng nhất

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn 100 câu hỏi trắc nghiệm phép biến hình trong mặt phẳng, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Toán lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
1 4.369
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Hình học 11

    Xem thêm