Ai là người sáng lập ra Phật giáo?
Ai là người sáng lập ra Phật giáo? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Người sáng lập ra Phật giáo
Trắc nghiệm: Ai là người sáng lập ra Phật giáo
- Thái tử Tất Đạt Đa
- Khổng tử
- Giê - su
- Muhammad
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Thái tử Tất Đạt Đa
Thái tử Tất Đạt Đa là người sáng lập ra Phật giáo
Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A
Xuất xứ: Ấn Độ
Thời gian ra đời: Thế kỷ 6 trước Công Nguyên
Người sáng lập: Đức Phật Thích Ca lịch sử (xuất thân từ Thái tử Tất-Đạt-Đa Cồ-Đàm (Siddhattha Gotama) của vương quốc dòng họ Thích Ca (Sakya).
1. Nguồn gốc địa lý và lịch sử của Phật giáo là gì?
Phật giáo, là giáo lý của Đức Phật (người Giác Ngộ), nhằm hướng dẫn và phát triển con người bằng cách làm cho thân tâm trong sạch (thông qua con đường Đạo Đức); làm cho thân tâm bình lặng (thông qua con đường Thiền Tập), và làm khai sáng tâm linh con người (thông qua con đường Trí Tuệ).
+ Phật giáo là một ‘tôn giáo’ được thiết lập nên bởi Đức Phật vì phúc lợi của chúng sinh, vì hạnh phúc của chúng sinh và vì sự tiến bộ của thế giới con người.
+ Phật giáo là một tôn giáo chủ trương lẽ-thật và sự thực hành của chính bản thân mỗi người. Chỉ có mình mới thực hành cho mình, giải quyết vấn đề tâm linh và những đau khổ của mình và chính mình giải thoát cho mình. Và sau đó, giúp đỡ người khác đi theo con đường đạo vì lòng từ bi và để tu dưỡng thêm lòng từ bi đối với họ.
+ Phật giáo vừa là triết-học vừa là thực-hành.
Loại tôn giáo: thuộc về vô-thần, không chủ trương hữu thần, không công nhận có đấng sáng tạo hay thượng đế quyết định số mạng con người; chủ trương về lý nhân-quả.
Những nhánh phái chính: Hai trường phái Phật giáo: Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada) được truyền bá và phát triển các nước Đông Nam Á như Sri Lanka (Tích Lan), Thailand (Thái Lan), Burma (Myanmar, Miến Điện), Laos (Lào), Cambodia (Cam-pu-chia) và một phần ở miền nam Việt Nam. Ngày nay có rất nhiều người theo Phật giáo Nguyên Thủy ở Ấn Độ, khắp các nước châu Âu, châu Úc và châu Bắc Mỹ.
Phật giáo Đại Thừa phát triển ở các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Việt Nam, và Tây Tạng (thuộc tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc ngày nay).
Tổ chức Thống Nhất: Hội Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhist) là tổ chức thống nhất và đoàn kết tất cả Phật tử trên thế giới.
2. Tổ chức Phật giáo tại Việt Nam
Thời kỳ thứ nhất: từ khi Phật giáo du nhập vào cho đến thế kỷ X
Theo đánh giá, mười thế kỷ đầu Phật giáo truyền bá vào Việt Nam, mặc dù trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược và đô hộ nhưng đạo Phật đã tạo ra được những ảnh hưởng trong nhân dân và có những sự chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới khi đất nước độc lập, tự chủ.
Thời kỳ thứ hai: Phật giáo thời Đinh - Lê - Lý - Trần (thế kỷ X đến thế kỷ XV)
Phật giáo thời đại nhà Đinh: Trong triều đại nhà Đinh Phật Giáo được quan tâm. Vua Đinh định phẩm trật cho hàng Tăng Sĩ, đó cũng là thời kỳ đầu tiên hàng giáo phẩm Phật Giáo Việt Nam có danh vị: vào năm Tân Mùi (971) vua Đinh Tiên Hoàng chế định chức sắc hàng quan lại triều đình, kể cả hàng Tăng sĩ lỗi lạc của Phật giáo, Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông Việt đại sư. Pháp Sư Trương Ma Ni làm Tăng Lục, giới văn nhân trong nước hầu hết ở trong hàng Tăng Sĩ.
Phật giáo triều đại nhà Lê: Vua Lê Đại Hành lên ngôi Phật Giáo phát triển mạnh hơn. Vua Đại Hành tiếp tục phong Ngài Ngô Chân Lưu làm Tăng Thống, và bất cứ việc gì trong nước Vua đều hỏi ý kiến Tăng Thống.
Năm 963 Vua Đại Hành sai sứ đi thông hiếu với nhà Tống, đã thỉnh 2 bộ kinh về truyền bá trong nước, đó là Cửu Kinh và Đại Tạng Kinh.
Trong giai đoạn này, Tăng Sĩ Phật Giáo còn một vị nổi danh nữa là Pháp Sư Đỗ Thuận. Pháp sư được làm sứ giả đón tiếp sứ thần nước ngoài (Chuyện Lý Giác) và hổ trợ cho Vua Lê Đại Hành trong việc “vận trù định sách” với trách nhiệm chính trong vai trò đối ngoại của triều đình.
Phật Giáo triều đại nhà Lý:
Vua Lý Thái Tổ đặt nền móng phát triển đạo Phật, xây chùa tạc tượng, đúc chuông, truyền bá chánh pháp cho con cháu đời đời noi theo.
Suốt 215 năm Lý trị vì đất nước, Phật Giáo cũng sản sinh nhiều Tăng tài nổi danh nhờ các cống hiến to lớn như của các nhà sư như: Thiền Sư Vạn Hạnh, Thoại Linh, Viên Chiếu… Các dòng Thiền được hình thành và phát triển như: Dòng Thiền thứ nhất của ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi (560). Dòng Thiền thứ hai của Ngài Vô Ngôn Thông (820), phái Thảo Đường (1060)…
Năm 1224, vua Lý Huệ Tôn xuất gia ở chùa Chân Giáo lấy hiệu là Huệ Quang Đại sư.
Suốt triều Đại nhà Lý hơn 2 thế kỷ, Phật giáo hòa nhập trọn vẹn trong đời sống của toàn dân.
Phật giáo triều đại nhà Trần:
Đó là thời kỳ vẻ vang và phát triển rất mạnh. Đâu cũng có chùa, có Phật để tín đồ chiêm bái. Tăng đoàn mạnh đến nỗi triều đình phải tổ chức các khoa thi để loại bớt. Phật Giáo chấn hưng khoảng 100 năm đầu, rồi dừng lại, bởi sự phát triển quá đà nên mê tín dị đoan và thoái bộ.
Trong thời đại này, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được xiển dương. Vua Trần Thái Tôn đã mở đầu bằng “ Thiền môn chỉ mãn ” và “ Khóa Hư ” để rồi vua Trần Nhân Tông xuất gia khai sáng phái Trúc Lâm. Phật Giáo đời Trần sản sinh nhiều danh Tăng và cư sĩ tên tuổi như : Tuệ Trung Thượng Sĩ (Trần Quốc Tảng), Pháp Loa, Huyền Quang...
Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang được xưng tụng là Trúc Lâm Tam Tổ.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Ai là người sáng lập ra Phật giáo? Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.