Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghệ thuật phương Đông cổ đại

VnDoc xin giới thiệu bài Nghệ thuật phương Đông cổ đại được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại

- Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo nên giai cấp và nhà nước ra đời:

- Thiên niên kỷ thứ IV TCN, trên lưu vực sông Nin, cư dân Ai Cập cổ đại sống tập trung theo từng công xã. Các công xã kết hợp thành liên minh công xã, gọi là các “Nôm”, khoảng 3200 TCN, một quý tộc có thế lực đã chinh phục được tất cả các “Nôm” thành lập nhà nước Ai cập thống nhất.

- Ở lưu vực Lưỡng Hà (thiên niên Kỷ IV TCN), hàng chục nước nhỏ người Sume đã hình thành.

- Trên lưu vực sông Ấn, các quốc gia cổ đại ra đời giữa thiên niên kỷ III TCN.

- Chế độ công xã nguyên thủy ở Trung Quốc tan rã vào cuối thiên niên kỉ III TCN. Vương triều nhà Hạ hình thành vào thế kỷ XXI TCN mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước Trung Quốc.

2. Thành tựu của văn hóa cổ đại phương Đông

– Chữ viết:

+ Ban đầu là chữ tượng hình và sau đó là chữ tượng ý.

+ Nguyên nhân ra đời chữ viết là do sự phát triển của đời sống con người cần ghi chép, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành.

– Sự ra đời của lịch và thiên văn học:

+ Việc tính lịch chỉ đúng tương đối nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.

+ Thiên văn học và lịch là hai ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp, một năm có 365 ngày và chia thành 12 tháng.

– Kiến trúc: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Babilon ở Lưỡng Hà, Vạn Lý trường thành, … là những công trình kiến trúc thể hiện sự sáng tạo về công sức lao động của con người.

– Toán học:

+ Tính diện tích các hình, số Pi = 3.16 phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ.

+ Nguyên nhân ra đời là do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng tính toán,… từ đó mà toán học ra đời.

Thứ hai: Thành tựu văn hóa cổ đại phương Tây

– Ra đời khoa học:

+ Khoa học đến thời Hy Lạp, Roma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, định đề, tiên đề.

+ Chủ yếu các lĩnh vực: Toán, Sử và Địa lý.

– Sự xuất hiện của lịch và chữ viết:

+ Tính được một năm có 365 ngày và trái đất có hình cầu, một năm lần lượt có các tháng một tháng gồm 20 hoặc 31 ngày, riêng tháng 02 có 28 ngày. Do đó, mặc dù chưa chính xác nhưng những hiểu biết của cư dân Roma cổ đại đã rất gần với hiểu biết hiện nay.

+ Phát minh ra hệ thống chữ cái abc, lúc đầu có 20 chữ sau đó thêm 06 chữ để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. Đây là cống hiến rất quan trọng của dân Địa Trung hải cho nền văn minh nhân loại.

– Nghệ thuật:

Nghệ thuật phương đông cổ đại phát triển phong phú và có rất nhiều thành tựu lớn còn lưu lại đến ngày nay. Đó cũng chính là những kỳ tích về sự lao động và óc sáng tạo của người phương Đông.

+ Nghệ thuật tạc tượng, tượng tượng lực sĩ ném đĩa, tranh tượng nữ thần…

+ Nghệ thuật điêu khắc xây dựng đề đài đạt đến đỉnh cao.

– Văn học:

+ Giá trị của các vở kịch ca ngợi cái đẹp, có tính nhân văn sâu sắc, có sức sống lâu bền với thời gian.

+ Chủ yếu là kịch, một số nhà viết kịch tiêu biểu có thể kể tới Êsin, Sô phốc,…

3. So sánh nét đặc trưng của kiến trúc cổ đại phương Đông và phương Tây

Tiêu chí

Kiến trúc cổ đại phương Đông

Kiến trúc cổ đại phương Tây

Ý nghĩa

Biểu tượng cho quá trình hình thành, phát triển vững mạnh của các quốc gia phong kiến phương Đông.Thể hiện rõ quyền lực của tầng lớp vua chúa và sức ảnh hưởng đối với các nước trong khu vực.Thể hiện rõ nét văn hóa, tôn giáo trong đời sống nhân dân.Minh chứng cho sức sáng tạo của con người, với nhiều công trình kiến trúc có thiết kế độc đáo, cầu kỳ.Sức mạnh trong lao động của người phương Đông, có thể xây dựng những công trình có quy mô hùng vĩ vào thời điểm đó.

Mang tính tôn giáo cao. Dùng để tôn thờ đồi núi, các tinh tú trên trời và các vị vua…

Đặc trưng

Khoảng 3500 năm trước Công Nguyên: các công trình chủ yếu là các đền đài tôn giáo. Vật liệu xây dựng là gạch và bùn dạng hình lồi. Trong đó, gạch lồi được làm từ đất sét ở vùng Lưỡng Hà, sau đó được nung lên hoặc phơi khô dưới ánh sáng mặt trời. Đa phần các viên gạch đều có hình dạng phẳng phía dưới, phía trên có dạng chỏm cầu. Sau này, đặc trưng chung của các công trình là sự đồ sộ về quy mô, thiết kế theo hình tháp, chóp nhọn.

Thiên về những công trình đền thờ hình chữ nhật và hình tròn, hình vòm. Một trong số đó là bộ phận thuộc di chỉ khảo cổ đền Delphi hay đấu trường La Mã. Loại đền có hình tròn được gọi là Tholo. Có vành ngoài gồm những cây cột lớn bao quanh kiến trúc trung tâm. Mang đậm tính chất tôn giáo, đề cao sức mạnh và tài năng con người. Đặc biệt, phong cách này nhấn mạnh đến tính đối xứng, sự hài hòa của không gian sống. Tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc cổ điển và chuẩn mực. Đối với những đền cổ hình chữ nhật thì có đặc trưng xây dựng bao gồm một lối đi ở chính giữa, kéo dài từ cổng tới điện thờ hoặc tượng thần. Cổng vào nằm ở cạnh ngắn của nền nhà hình chữ nhật. Điểm khác nhau giữa những loại đền thờ này là cách sắp xếp các cây cột.

Công trình tiêu biểu

Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc mang ý nghĩa xác lập lãnh thổ của nhà nước Trung Hoa cổ đại, ngăn chặn các tộc người phương Bắc xâm lược. Bên cạnh đó, việc xây dựng một kiến trúc đồ sộ với chiều dài lên tới 6.259 km cho thấy quyền lực, sức mạnh của bộ máy cai trị nhà nước khi có thể huy động lượng người lớn tham gia xây dựng. Quần thể Angkor, mà nổi tiếng nhất là đền Angkor Wat – di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, giúp cho hàng triệu người dân Campuchia ngày nay hiểu và trân trọng những giá trị tốt đẹp của Ấn Độ giáo, cũng như phong tục thờ phụng các vị thần tại quốc gia này.Tu viện Paro Taktsang – Bhutan tọa lạc ở một vách đá với độ cao 900 mét phía trên thung lũng Paro (khoảng 3.000 mét so với mực nước biển). Chùa vàng Shwedagon – Nyaung U – Myanmar đã có cách đây 2.500 năm, trước khi Đức Phật qua đời.

Kiến trúc Hy Lạp, La Mã cổ đại là những công trình được nhắc đến đầu tiên.. Hai trong những quần thể kiến trúc công cộng phổ biến của Hy Lạp cổ đại là Agora và Acropol. Thông thường, kiến trúc Agora sở hữu dạng hình học nhất định với những hàng cột thức hai tầng bao vây xung quanh, ở giữa công trình là vị trí của bàn thờ và tượng thần.

Kiến trúc cổ đại phương Tây còn được chia thành những giai đoạn với những công trình tiêu biểu như

Loại thứ nhất, cột nằm ở cạnh ngắn hình chữ nhật, đối xứng với nhau ở hai bên lối đi.Kiểu thứ 2 có 4 cây cột nằm ở cạnh ngắn, hai bên là hai cột đối xứng nhau.Kiểu 3 thì có thêm 2 cột nằm ở cạnh ngắn phía sau.Loại 4 là sự kết hợp của loại 2 và loại 3, có 4 cột ở cạnh ngắn phía trước và 4 cột ở cạnh ngắn phía sau.Dạng thứ 5 bao gồm 1 hàng cột ở ngoài cùng.Loại đền thờ còn lại có 2 hàng cột bao quanh chu vi đền thờ

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Nghệ thuật phương Đông cổ đại. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Đi Bộ
    Gấu Đi Bộ

    🤝🤝🤝🤝🤝

    Thích Phản hồi 09/01/23
    • Song Ngư
      Song Ngư

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 09/01/23
      • Vợ là số 1
        Vợ là số 1

        😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 09/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử lớp 10

        Xem thêm