Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Biểu hiện nào dưới đây "không" gắn với bộ lạc?

Biểu hiện nào dưới đây "không" gắn với bộ lạc? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Biểu hiện nào dưới đây “không” gắn với bộ lạc?

  1. Tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau.
  2. Những người trong bộ lạc có họ hàng với nhau.
  3. Người đứng đầu bộ lạc gọi là tù trưởng.
  4. Người cùng bộ tộc không được kết hôn với nhau.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Những người trong bộ lạc có họ hàng với nhau.

Biểu hiện “không” gắn với bộ lạc là: Những người trong bộ lạc có họ hàng với nhau.

1. Bộ lạc là gì?

Bộ lạc là một hình thức tổ chức xã hội theo kiểu nhóm xã hội trong lịch sử phát triển của loài người. Bộ lạc nguyên thủy là tập hợp dân cư được tạo thành từ nhiều thị tộc do có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân liên kết với nhau, trong đó có một thị tộc gốc tạo thành bộ lạc gọi là bào tộc.

2. Đặc điểm của bộ lạc

Bộ lạc thường có cùng ngôn ngữ, phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng và cùng chung sống trên một vùng lãnh thổ. Mặc dù chưa thật sự ổn định nhưng việc xác lập chủ quyền về mặt lãnh thổ là đặc trưng mới của bộ lạc so với thị tộc. Bộ lạc có hình thức sở hữu cao hơn thị tộc. Ngoài sở hữu riêng của thị tộc, bộ lạc còn có những sở hữu khác bao gồm vùng lãnh thổ, nơi trồng trọt, săn bắt và chăn nuôi...

Lãnh đạo bộ lạc là một hội đồng các tộc trưởng hay tù trưởng. Trong bộ lạc có một thủ lĩnh tối cao nhưng mọi quyền hành quản lý bộ lạc đều do hội nghị của hội đồng các tộc trưởng và thủ lĩnh quân sự quyết định. Hình thức phát triển cao nhất của bộ lạc là liên minh bộ lạc được hình thành từ sự liên kết nhiều bộ lạc.

3. Đặc trưng của bộ lạc so với thị tộc

Đứng đầu bộ lạc là một hội đồng gồm những tù trưởng của các thị tộc trong bộ lạc. Các vấn đề quan trọng của bộ lạc được đưa ra bàn bạc trong hội nghị bộ lạc gồm tất cả các tù trưởng và thủ lĩnh quân sự. Bộ lạc có một vị thủ lĩnh tối cao nhưng quyền hành rất hạn chế.

Nhiều bộ lạc liên kết với nhau tạo thành liên minh bộ lạc.

Thời nguyên thủy, hình thái kinh tế - xã hội (công xã nguyên thủy) thống nhất một cách tự nhiên và tương đối đơn giản với hình thức cộng đồng tộc người (thị tộc, bộ lạc). Khi trình độ của lực lượng sản xuất còn rất thấp, sự phân công xã hội ở quy mô lớn chưa diễn ra, chưa có sự trao đổi sản phẩm thường xuyên thì những mối liên hệ thân tộc - huyết thống là nhân tố tự nhiên và cần thiết đối với việc củng cố và phát triển hình thức cộng đồng người.

Với việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại, lực lượng sản xuất phát triển lên trình độ mới dẫn đến những phân công lao động lớn đầu tiên. Đó là phân công giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa nông nghiệp với thủ công nghiệp.

Chế độ tư hữu, sự bất bình đẳng về tài sản, sự phân chia giai cấp diễn ra trong lòng công xã nguyên thủy đưa chế độ công xã đến tan rã và nó bị thay thế bằng chế độ xã hội có giai cấp. Cùng với sự thay đổi hình thái kinh tế - xã hội này cũng diễn ra sự thay đổi hình thức cộng đồng người tương ứng: Bộ tộc thay thế cho thị tộc và bộ lạc. Đó là quá trình lâu dài mang tính tự phát.

4. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Khi tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội như thế nào?

  1. Xã hội phân chia kẻ giàu, người nghèo dẫn đến phân chia thành giai cấp.
  2. Của cải dư thừa dẫn đến khủng hoảng thừa.
  3. Những người giàu có, phung phí tài sản.
  4. Tất cả các sự thay đổi trên.

Câu 2: Trong quá trình phát triển chung của lịch sử nhân loại, cư dân ở đâu sử dụng công cụ bằng đồng thau sớm nhất?

  1. Trung Quốc, Việt Nam.
  2. Tây Á, Ai Cập.
  3. In-đô-nê-xi-a, Đông Phi.
  4. Tất cả các vùng trên.

Câu 3: Khoảng 3000 năm trước đây khi con người sử dụng công cụ bằng sắt đã dẫn đến hệ quả kinh tế là:

  1. Thêm nhiều ngành nghề mới.
  2. Khai thác thêm đất đai trồng trọt
  3. Năng suất lao động tăng lên.
  4. Xã hội phân chia giai cấp.

Câu 4: Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân nước nào là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt?

  1. Trung Quốc.
  2. Việt Nam.
  3. In-đô-nê-xi-a.
  4. Tây Á và Nam châu Âu.

Câu 5: Kết quả nào dưới đây được đánh giá là kết quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ bằng kim khí, nhất là đồ sắt?

  1. Khai khẩn được đất bỏ hoang.
  2. Đưa năng suất lao động tăng lên.
  3. Sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng.
  4. Sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa.

Câu 6: Tính cộng đồng trong thị tộc được biểu hiện như thế nào?

  1. Sự bình đẳng giữa các thành viên trong thị tộc.
  2. Các thị tộc có quan hệ gắn bó với nhau.
  3. Tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng gắn với nhau và cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi.
  4. Mọi sinh hoạt và của cải được coi là của chung, việc chung, làm chung.

Câu 7: Khi sản phẩm xã hội dự thừa, ai là người chiếm đoạt của cải dư thừa đó?

  1. Tất cả mọi người trong xã hội.
  2. Những người có chức phận khác nhau.
  3. Những người trực tiếp làm ra của cải nhiều nhất.
  4. Những người đứng đầu mỗi gia đình.

Câu 8: Từ bầy người nguyên thủy đến xã hội có giai cấp, loài người phải trải qua các chế độ xã hội nào?

  1. Xã hội nguyên thủy.
  2. Công xã thị tộc mẫu hệ.
  3. Công xã thị tộc mẫu hệ và công xã thị tộc phụ hệ.
  4. Xã hội có dư thừa và giàu nghèo xuất hiện.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Biểu hiện nào dưới đây "không" gắn với bộ lạc? Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Haraku Mio
    Haraku Mio

    🤠🤠🤠🤠🤠

    Thích Phản hồi 05/01/23
    • Kẻ cướp trái tim tôi
      Kẻ cướp trái tim tôi

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 05/01/23
      • Phô Mai
        Phô Mai

        🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 05/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử lớp 10

        Xem thêm