Phân tích tính chất cuộc cách mạng tư sản Pháp

Phân tích tính chất cuộc cách mạng tư sản Pháp được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Tính chất cuộc cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để . Vì:

- Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn tích phong kiến.

- Giải quyết ruộng đất cho nông dân.

- Xóa bỏ rào cản đối với sự phát triển kinh tế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Cổ vũ các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới chống lại chế độ phong kiến chuyên chế, chống thực dân.

- Theo Lênin: Cách mạng Pháp 1789 là “Đại cách mạng”.

1. Tình hình nước pháp trước cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

* Về kinh tế

Nông nghiệp: vào cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước có nền nông nghiệp lạc hậu, công cụ lao động thô sơ, kỹ thuật chưa phát triển, năng suất lao động rất thấp. Bên cạnh đó, với sự bóc lột của Lãnh chúa, Giáo hội khiến đời sống nông dân vô cùng khó khăn

Công thương nghiệp ở giai đoạn này tương đối phát triển, máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim), công nhân chiếm số lượng lớn và sống tập trung; về thương nghiệp, mở rộng buôn bán, giao thương với nhiều nước

* Về chính trị

Nhìn chung, trước cách mạng tư sản pháp cuối thế kỉ XVIII Pháp vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua

* Về xã hội

Đẳng cấp quý tộc: có mọi quyền hành, không đóng thuế

Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền hành, không phải đóng thuế

Đẳng cấp còn lại gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị, làm ra của cải nhưng không có quyền hành về chính trị, phải đóng thuế và làm nghĩa vụ phong kiến. Đứng đầu đẳng cấp là tư sản vì họ có học và quyền lợi kinh tế, nông dân chiếm 90% dân số.

2. Nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng tư sản Pháp

* Nguyên nhân sâu xa:

- Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp ngày càng gay gắt, trong đó bao trùm là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5-5-1789 tại cung điện Vec-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.

- Bất bình trước hành động của nhà vua, 14-7-1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti - biểu tượng của chế độ phong kiến. Cách mạng Pháp bùng nổ.

3. Diễn biến cuộc cách mạng tư sản Pháp

- Ngày 14/7/1789: Ngục Ba-xti bị quần chúng đánh phá, mở đầu cho cách mạng Pháp. Ở khắp mọi nơi, cả thành thị và nông thôn các phong trào quần chúng nổ ra khắp nơi, chính quyền tư sản tài được thiết lập (Quốc hội lập hiến)

- 8-1789: Ngay từ những ngày đầu của cách mạng và nhất là do ảnh hưởng của phong trào nhân dân, phái Lập hiến chiếm đa số trong Quốc hội bắt tay vào việc soạn bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”.

- Tháng 4/1792: Chiến tranh giữa Pháp và Liên minh phong kiến Áo – Phổ

- Ngày 11/7/1792: Quốc hội tuyên bố tổ quốc lâm nguy, toàn dân Pháp đồng loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước

- 10/8/1792: Quần chúng Pa-ri nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng; bắt vua và hoàng hậu.

- Ngày 21/9/1972, Cộng hòa thứ nhất được thành lập, nhà vua bị xử tử

- Đầu năm 1793, nước Pháp đối mặt với rất nhiều khó khăn: trong nước bọn phản động nội dậy, quấy nhiễu đời sống nhân dân; bên ngoài bị đe dọa bởi Liên minh phong kiến châu Âu

- Ngày 31/5/1793 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ chính quyền công xã cách mạng (phái Gi-rông-đanh), ngày 2/6/1793 chính quyền về tay phái Gia-cô-banh

Đến tháng 12/1792, Vua Louis XVI bị đem ra xét xử

4. Kết quả và ý nghĩa cuộc cách mạng tư sản Pháp

Kết quả:

Phái Gia – cô – banh dập tắt cuộc nổi loạn, thắng giặc ngoài.

Nội bộ phái Gia – cô – banh chia rẽ, suy yếu.

27/7/1794, tư sản phản cách mạng đảo chính, chém đầu Rô – be – spie.

Ý nghĩa CMTS Pháp cuối thế kỉ XVIII

- Mở đường cho CNTB phát triển.

- Là cuộc CMTS triệt để nhất

- Lực lượng quyết định của CM là nhân dân lao động.

- Cổ vũ tinh thần đấu tranh của các nước phong kiến

- Lật đổ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.

Hạn chế: Chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cơ bản của nhân dân, không hoàn toàn xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến.

5. Phân tích tính chất cuộc cách mạng tư sản Pháp

Cuộc cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để, vĩ đại vì :

- Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn tích phong kiến.

- Giải quyết ruộng đất cho nông dân.

- Xóa bỏ rào cản đối với sự phát triển kinh tế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Cổ vũ các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới chống lại chế độ phong kiến chuyên chế, chống thực dân.

- Theo Lênin: Cách mạng Pháp 1789 là “Đại cách mạng”.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Phân tích tính chất cuộc cách mạng tư sản Pháp. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 209
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Bắc Cực
    Gấu Bắc Cực

    😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 10/01/23
    • Đậu Phộng
      Đậu Phộng

      😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 10/01/23
      • Anh nhà tui
        Anh nhà tui

        💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 10/01/23

        Lịch sử lớp 10

        Xem thêm