Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đê lốt và Pi-rê là những địa danh nổi tiếng từ thời cổ đại bởi

Chúng tôi xin giới thiệu bài Đê lốt và Pi-rê là những địa danh nổi tiếng từ thời cổ đại bởi được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Đê lốt và Pi-rê là những địa danh nổi tiếng từ thời cổ đại bởi?

  1. Có nhiều xưởng thủ công lớn có tới hàng nghìn lãnh đạo
  2. Đây là trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất của thế giới cổ đại
  3. Đây là vùng đất tranh chấp quyết liệt giữa các thị quốc cổ đại
  4. Đây là đất phát tích của các quốc gia cổ đại phương Tây

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Đây là trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất của thế giới cổ đại

- Đê lốt và Pi-rê là những địa danh nổi tiếng từ thời cổ đại bởi đây là trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất của thế giới cổ đại.

Giải thích: Vì trong xã hội chiếm nô, nô lệ là thứ hàng hóa quan trọng bậc nhất nên nhiều nơi như Đê- lốt, Pi-rê,… trở thành trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất của thế giới cổ đại.(Mục 1 – Trang 21- Bài 4- SGK Lịch sử 10 cơ bản: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rô - ma)

1. Thị quốc Địa Trung Hải

- Ở Địa Trung Hải, mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là giang sơn của một bộ lạc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Nước nhỏ, nghề buôn bán phát triển nên cư dân sống tập trung chủ yếu ở thành thị được gọi là các thị quốc.

2. Điều kiện hình thành thị quốc Địa Trung Hải

- Ven bờ Bắc Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi.

- Mặt khác, khi dân cư sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công thì sự tập trung đông đúc lại không cần thiết. Mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là giang sơn của một bộ lạc.

3. Đặc điểm của thị quốc Địa Trung Hải

- Tổ chức:

+ Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là có bến cảng. Do đó, người ta còn gọi nước đó là thị quốc (thành thị là quốc gia).

+ Phần chủ yếu của một nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt ở xung quanh.

+ Do nước nhỏ, nghề buôn phát triển nên dân cư sống tập trung ở thành thị.

Ví dụ: Aten là thị quốc, đại diện cho cả Attích.

- Tính chất dân chủ của thị quốc: quyền lực không nằm trong tay quý tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân.

+ Hơn 30.000 người là công dân A-ten, có tư cách và có quyền công dân.

+ Khoảng 15.000 kiều dân (dân nơi khác đến ngụ cư) được tự do sinh sống, buôn bán, làm ăn, nhưng không có quyền công dân.

+ Hơn 300.000 nô lệ lao động, phục dịch và không có quyền gì cả, là tài sản riêng của mỗi chủ nô.

+ Hơn 30.000 công dân họp thành Đại hội công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước (không có vua).

- Hoạt động kinh tế trong thị quốc

+ Thị quốc cổ đại là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ. Mỗi thành thị là một nước riêng.

+ Các thị quốc luôn giữ quan hệ buôn bán với nhau và với các vùng xa.

+ Người ta bàn và quyết định nên buôn bán với nước nào và loại hàng gì, dùng ngân quỹ vào việc gì, nên trợ cấp cho dân nghèo bao nhiêu, có biện pháp gì để duy trì thế chế dân chủ và đặc biệt là có chấp nhận với nhau và với các vùng xa.

=> Nhờ đó, các thị quốc trở nên rất giàu có.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Đê lốt và Pi-rê là những địa danh nổi tiếng từ thời cổ đại bởi. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Đi Bộ
    Gấu Đi Bộ

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 07/01/23
    • Kẻ cướp trái tim tôi
      Kẻ cướp trái tim tôi

      😘😘😘😘😘

      Thích Phản hồi 07/01/23
      • Nguyễn Đăng Khoa
        Nguyễn Đăng Khoa

        😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 07/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử lớp 10

        Xem thêm