Thị quốc là gì?
Chúng tôi xin giới thiệu bài Thị quốc là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Ở Địa Trung Hải, mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là giang sơn của một bộ lạc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Nước nhỏ, nghề buôn bán phát triển nên cư dân sống tập trung chủ yếu ở thành thị được gọi là các thị quốc. Phần chủ yếu của một nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt ở xung quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là có bến cảng.
1. Thị quốc là gì?
Thị quốc là khái niệm được sử dụng phổ biến từ thời Hy Lạp cổ đại và Roma dùng để chỉ mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo được xem là giang sơn của một bộ lạc. Mặc dù được hình thành trên các bán đảo hay các mỏm bán đảo nhưng khi xã hội được phân chia giai cấp thì đây cũng được coi là một nước
Ven bờ Bắc Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi. Mặt khác, khi dân cư sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công thì sự tập trung đông đúc lại không cần thiết. Mỗi vùng, mỗi bán đảo là giang sơn của một bộ lạc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Mỗi thành viên là công dân của nước mình. Nước thì nhỏ, nghề buôn lại phát triển nên dân cư sống tập trung ở thành thị. Phần chủ yếu của một nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt ở xung quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là có bến cảng. Nên người ta gọi nước đó là thị quốc.
2. Đặc điểm của thị quốc Địa Trung Hải
+ Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là có bến cảng. Do đó, người ta còn gọi nước đó là thị quốc (thành thị là quốc gia).
+ Phần chủ yếu của một nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt ở xung quanh.
+ Do nước nhỏ, nghề buôn phát triển nên dân cư sống tập trung ở thành thị.
Ví dụ: Aten là thị quốc, đại diện cho cả Attích.
Nhắc tới thị quốc, chúng ta thường biết đây là một vùng đất khó sống chứ chưa nói tới việc sinh tồn. Vì vậy, thị quốc sẽ gặp những khó khăn nhiều hơn là thuận lợi. Tuy nhiên, không vì thế mà thị quốc có thể sụp đổ. Những thuận lợi mà bài viết đề cập dưới đây là một trong những lí do giúp cho các thị quốc có thể tồn tại đến bây giờ được.
Mặc dù thị quốc có những điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, song, con người tại thị quốc cũng vì thế mà khô cứng, thô ráp nhưng bù lại có sức khỏe cường tráng, cơ thể khỏe mạnh, có đầy đủ sức khỏe, dù là đàn bà hay là đàn ông. Những đứa trẻ lớn lên tại thị quốc cũng được dạy cho cuộc sống tự lập từ nhỏ. Chính vì vậy, con người sinh ra và lớn lên ở thị quốc rất cường tráng, có thể làm được nhiều việc ngày đêm với năng suất lớn gấp đôi, gấp ba lần một người thường sống trong nội địa.
Biết có những thuận lợi là thế nhưng thị quốc vẫn gặp nhiều khó khăn và khắc nghiệt hơn cả. Đầu tiên, phải kể đến khó khăn lớn nhất của thị quốc chính là điều kiện tự nhiên và địa hình. Địa hình chủ yếu của thị quốc là các mỏm đá, núi cao do được hình thành tại các mỏm bán đảo ngoài biển nên gần như không có sự kết nối với đất liền và khó có thể giao thương qua lại được. Chính vì vậy, nền kinh tế của các thị quốc là độc lập và tự cung tự cấp.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Thị quốc là gì? Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.