Các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Tây là gì?

VnDoc xin giới thiệu bài Các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Tây là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Tây là gì?

Trả lời

Xã hội cổ đại phương Tây có hai giai cấp chính:

- Chủ nô: rất giàu có thế lực kinh tế, chính trị.

- Nô lệ: lực lượng lao động đông đảo, sản xuất chủ yếu và phục vụ các nhu cầu của đời sống, hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình, không có chút quyền lợi nào

1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây

- Sự hình thành các quốc gia cđ phương Tây xuất hiện trên bán đảo Bancăng và Italia, vào đầu thiên niên kỉ thứ I TCN, 2 quốc gia cổ đại là Hy Lạp và Rôma được hình thành.

- Hai quốc gia cổ đại là Hi Lạp và Rô ma thuộc ven biển Địa Trung Hải. Tại đây có nhiều đảo, nhưng đất canh tác lại ít và khô cứng. Chính vì thế, có những thuận lợi cùng một số khó khăn đối với những quốc gia cổ đại phương Tây như sau:

Thuận lợi: Do gần Địa Trung Hải nên có biển và nhiều hải cảng, khí hậu cũng ấm áp, giao thông cũng vô cùng thuận lợi, vì thế mà các ngành như hàng hải, ngư nghiệp hay thương nghiệp rất phát triển.

Khó khăn: Những quốc gia này có khó khăn là đất ít và xấu, không thích hợp trồng các cây nông nghiệp, tuy nhiên rất phù hợp để trồng các cây lưu niên như cam chanh, ô liu, nho… Khó khăn nữa là họ phải mua lương thực như lúa mì, lúa mạch của người Ai Cập và Tây Á.

- Đây là khu vực có nhiều hải cảng, do vậy hoạt động ngoại thương phát triển mạnh, việc buôn bán diễn ra sôi nổi với các khu vực khác như Lưỡng Hà, Ai Cập.

+ Đất đai ở đây không thuận lợi cho việc trồng lúa, cư dân Hi Lạp và Rô-ma trồng các loại cây như nho, ô liu, làm đồ thủ công, đồ gốm, nấu rượu nho... phát triển.

→ Có thể thấy với những quốc gia phương Tây thì thủ công nghiệp vô cùng phát đạt, với nhiều ngành nghề, nhiều thợ giỏi với hàng hóa đẹp, cùng chất lượng cao và quy mô lớn.

→ Nền kinh tế chính là thủ công nghiệp và thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương.

2. Xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây (Hi Lạp, Rô-ma)

- Xã hội tồn tại dưới hình thức dân chủ cộng hòa. Nhà nước do dân tự do và tầng lớp quý tộc bầu ra. Dưới sự phát triển về kinh tế, xã hội dần dần hình thành sự phân hóa giai cấp giàu nghèo. Xã hội ở các quốc gia cđ phương Tây Hi Lap Ro-ma gồm 2 giai cấp chính:

Chủ nô: có quyền lực, giàu có và bóc lột nô lệ. Họ chỉ hoạt động trong lĩnh vực chính trị, văn hóa nghệ thuật, có cuộc sống nhàn hạ, sung túc.

Nô lệ: đây là giai cấp chịu sự bóc lột nặng nề của chủ nô. Họ phải lao động rất cực khổ, là lực lượng lao động chính trong xã hội không có chút quyền lợi nào. Nếu không nghe lời sẽ bị đánh tới tới bất cứ lúc nào. Đặc biệt, họ là vật sở hữu riêng của chủ nô.

- Xã hội cổ đại ở Hy Lạp và Roma gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ.

- Do tình trạng bóc lột, bạo hành nặng nề, nô lệ liên tục nổi dậy đấu tranh (tiêu biểu cuộc khởi nghĩa của Xpac-ta-cut năm 71 - 73 TCN).

3. Thể chế nhà nước cổ đại phương Tây

Nhà nước các quốc gia cổ đại phương Tây tổ chức theo chế độ chiếm hữu nô lệ. Đó là chế độ mà trong xã hội có 2 giai cấp chính: chủ nô và nô lệ.

4. Văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây

Lịch và chữ viết

Ngay từ thời cổ đại, người ta đã rất quan tâm đến thế giới bên ngoài (trái đất và hệ mặt trời). Sự hiểu biết về trái đất và hệ mặt trời đó đã giúp người Rooma lập được lịch với 365 ngày và ¼ ngày/năm. Một tháng có 30 hoặc 31 ngày, đặc biệt tháng 2 chỉ có 28 ngày. Những kiến thức về lịch từ xa xưa khá giống với lịch hiện nay.

Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,… lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại. Khoa học

Khoa học thật sự chính xác và đạt được khả năng khái quát thành các định lý, định luật khi đến thời Hy Lạp, Rôma. Tiêu biểu trong thời kì này là các nhà toán học lỗi lac: Ta -lét, Pitago, Ơ-clit.

Văn học

- Chủ yếu là kịch. Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc, Ê-sin,…

- Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.

Nghệ thuật

Kiến trúc, điêu khắc tại Hy Lạp đạt đến trình độ hoàn mỹ. Những bức tượng hay đền đài như người lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A-tê-na đội mũ chiến binh, thần Vệ nữ Mi-lô, đền Pactenong, đấu trường Coolide… nổi tiếng cho đến tận ngày nay.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Tây là gì? Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 17
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Bắc Cực
    Gấu Bắc Cực

    🤙🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 05/01/23
    • Ỉn
      Ỉn

      🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 05/01/23
      • Chuột Chít
        Chuột Chít

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 05/01/23

        Lịch sử lớp 10

        Xem thêm