Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vai trò của vương triều Gúp ta

Vai trò của vương triều Gúp ta được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Vai trò của vương triều Gúp - ta là: Tổ chức kháng cự, không cho các tộc người ở Trung Á xâm lấn phía tây bắc, thống nhất miền bắc Ấn, tấn công chiếm cao nguyên Đê Can, làm chủ toàn bộ miền trung Ấn. Thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển dẫn đến sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn.

1. Sự ra đời của Vương triều gúp - ta

Tiểu lục địa Ấn Độ là nơi khởi nguồn của nền văn minh lưu vực sông Ấn cổ đại, sớm hình thành nên các tuyến đường mậu dịch mang tính quốc tế cùng những Đế quốc rộng lớn, các Đế quốc này trở nên giàu có, thịnh vượng do thương mại cùng sức mạnh văn hóa - quân sự mang lại trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Đây cũng là nơi khởi nguồn của 4 tôn giáo lớn trên thế giới bao gồm: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Jaina giáo và Sikh giáo; trong khi Do Thái giáo, Hỏa giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo được truyền đến vào thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên - hình thành một nền văn hóa đa dạng bản sắc trong khu vực. Trong đó thời kì vương triều gúp ta văn hóa phát triển, đặt nền móng cho văn hóa truyền thống Ấn Độ sau này.

Đến đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ đã được thống nhất lại, bước vào một thời kì mới phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ - thời Vương triều Gúp-ta.

Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua, qua gần 150 năm (319 - 467), vẫn giữ được sự phát triển và nét đặc sắc cả dưới thời Hậu Gúp-ta (467 - 606) và Vương triều Hác-sa tiếp theo (606 - 647), tức là từ thế kỉ IV đến thế kỉ VII.

2. Vai trò của vương triều Gúp - ta

Vương triều Gúp-ta là thời kì phát triển của chế độ phong kiến ở miền Bắc Ấn Độ cả về kinh tế, xã hội và văn hoá.

Về kinh tế:

- Cư dân Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt, kinh tế nông nghiệp có điều kiện phát triển mạnh mẽ.

- Nghề luyện kim đạt trình độ cao

- Người Ấn Độ dệt được vải mềm, mỏng và nhẹ nhiều màu sắc không phai màu

- Biết chế tạo những đồ kim hoàn vằng vàng, bạc, ngọc.

Về Xã hội: xã hội Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp-ta đạt tới sự thịnh trị, kéo dài từ giữa thế kỉ V đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong.

Về Văn hoá: dưới thời Vương triều Gúp-ta, nền văn hoá Ấn đạt nhiều thành tựu to lớn, có những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo khắc trên ngà voi.

Thời kì Gúp-ta, đạo Phật tiếp tục đã được truyền bá mạnh mẽ. Ấn Độ giáo (Hinđu giáo) cũng ra đời và phát triển và tôn giáo thu hút phần lớn tín đồ ở Ấn Độ. Để thờ các vị thần của Hinđu giáo, người ta cũng xây dựng rất nhiều ngôi đền bằng đá đồ sộ hoặc đúc những pho tượng bằng đồng với phong cách nghệ thuật độc đáo. Chữ Phạn được dùng phổ biến dưới thời Gúp-ta.

-> Thời Gúp-ta đã có những công trình kiến trúc, điêu khắc, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.

3. Sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ

Về tư tưởng

Phật giáo:

– Ở Bắc Ấn Độ, thành phố Ka-pi-la-va-xtu là quê hương của nhà hiền triết Sít-đác-ta, sau trở thành Phật tổ, hiệu là Sa-ky-a Mu-ni (Thích Ca Mâu Ni). Đạo Phật được truyền bá mạnh mẽ dưới thời vua A-sô-ca, tiếp tục dưới các triều đại Gúp-ta và Hác-sa, đến thế kỉ VII.

– Người ta đã làm hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa). Đây là những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.

Ấn Độ giáo (Hinđu giáo):

- Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.

- Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là bốn thần: bộ ba Brama (thần Sane tạo thế giới), Siva (thần Huỷ diệt), Visnu (thần Bảo hộ), và Inđra (thần Sấm sét).

- Xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh. Tạc những pho tượng bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật rất độc đáo.

Chữ viết:

– Người Ấn Độ sớm có chữ viết:

+ Chữ cổ vùng sông Ấn từ 3000 năm TCN;

+ Chữ cổ vùng sông Hằng có thể có từ 1000 năm TCN.

– Chữ viết ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, được dùng để khắc trên cột A-sô-ca, rồi được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp.

– Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hóa Ấn Độ.

Kiến trúc, điêu khắc:

- Thời Gúp-ta đã có những công trình kiến trúc, tượng, những tác phẩm tuyệt vời, làm nền tảng cho văn hóa truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.

=> Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn học truyền thống của mình, truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Vai trò của vương triều Gúp ta. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kẹo Ngọt
    Kẹo Ngọt

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 11/01/23
    • Bơ

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 11/01/23
      • Sư tử hà đông
        Sư tử hà đông

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 11/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử lớp 10

        Xem thêm