Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đặc điểm chủ nghĩa đế quốc Pháp

Đặc điểm chủ nghĩa đế quốc Pháp được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Đặc điểm chủ nghĩa đế quốc Pháp?

  1. Đế quốc thực dân
  2. Đế quốc quân phiệt hiếu chiến
  3. Đế quốc cho vay lãi
  4. Đế quốc đi vay lãi

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Đế quốc cho vay lãi

Đặc điểm chủ nghĩa đế quốc Pháp là đế quốc cho vay lãi

1. Chủ nghĩa đế quốc là gì?

- Chủ nghĩa đế quốc là "chính sách mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng của một quốc gia thông qua hoạt động thuộc địa hóa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác". Chủ nghĩa đế quốc định hình thế giới đương đại, cho phép công nghệ và những ý tưởng lan rộng một cách nhanh chóng và góp phần lớn vào sự hình thành nên một thế giới toàn cầu hóa. Thuật ngữ chủ nghĩa đế quốc đề cập đến sự thống trị về mặt kinh tế và chính trị của phương Tây (và Nhật Bản), đặc biệt là tại châu Á và châu Phi trong thế kỷ XIX và XX. Ý nghĩa chính xác của nó vẫn tiếp tục được các học giả tranh luận. Một số nhà nghiên cứu, ví dụ như Edward Said, sử dụng thuật ngữ này bao quát hơn để mô tả bất kỳ hệ thống thống trị và lệ thuộc có tổ chức với một trung tâm đế quốc (chính quốc) và phần bên ngoài.

- Qua vài thế kỷ, định nghĩa về chủ nghĩa đế quốc vẫn chưa hoàn thiện tạo sự nhầm lẫn và không rõ ràng. Cách giải quyết là có thể chia thành hai loại: chủ nghĩa đế quốc "chính thức" và "không chính thức". "Chủ nghĩa đế quốc chính thức" được định nghĩa là "sự quản lý tự nhiên hay cai trị thực dân hoàn toàn". "Chủ nghĩa đế quốc không chính thức" hàm ý ít trực tiếp hơn, dù vậy vẫn là một kiểu thống trị có thể nhận thấy. Chủ nghĩa thực dân ngày nay là biểu hiện của chủ nghĩa đế quốc và không thể tồn tại nếu không có chủ nghĩa đế quốc, nhận định này được phần đông chấp nhận. Cả thực dân hóa và chủ nghĩa đế quốc đều được Tom Nairn và Paul James mô tả là những hình thái thuở đầu của toàn cầu hóa.

- Thuật ngữ "chủ nghĩa đế quốc" trở nên phổ biến tại đảo Anh trong thập niên 1870 và được dùng với hàm ý tiêu cực. Tại Anh Quốc, từ này từng được sử dụng chủ yếu để đề cập tới các chính sách của Napoleon III nhằm làm thỏa mãn dư luận Pháp thông qua can thiệp quân sự nước ngoài. Chủ nghĩa đế quốc trong tiếng Anh là "Imperialism" có nguồn gốc từ từ "imperium" trong tiếng Latinh, mang nghĩa cai trị các vùng lãnh thổ rộng lớn.

2. Bản chất của chủ nghĩa đế quốc

- Bản chất của chủ nghĩa đế quốc được thể hiện ở hai khía cạnh rõ ràng đó chính là bản chất kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và bản chất chính trị của chủ nghĩa đế quốc.

+ Bản chất kinh tế của chủ nghĩa đế quốc đó chính là sự độc quyền. Sự độc quyền này được thể hiện ở tất cả mọi mặt trong đời sống kinh tế và do giai cấp thống trị của chủ nghĩa đế quốc nắm giữ, chi phối toàn bộ.

+ Cùng với đó, bản chất của chủ nghĩa đế quốc còn được thể hiện trong lĩnh vực chính trị. Theo đó, bản chất này được thể hiện đó là phản dân chủ, hiếu chiến. Chủ nghĩa đế quốc trong chính trị chỉ nêu cao phương thức dùng vũ lực, chiến tranh để đàn áp và thống trị nhân dân trên thế giới. Do vậy, chủ nghĩa đế quốc là ngay từ khi xuất hiện đã trở thành hiểm họa, là mối nguy hại to lớn đối với loài người.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Đặc điểm chủ nghĩa đế quốc Pháp. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bi
    Bi

    😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 07/01/23
    • Bánh Quy
      Bánh Quy

      😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 07/01/23
      • Công Tử
        Công Tử

        💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 07/01/23

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm

        Lịch sử lớp 10

        Xem thêm