Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời kì trung đại

Chúng tôi xin giới thiệu bài Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời kì trung đại được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời kì trung đại là

  1. Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa
  2. Thúc đẩy nền kinh tế công thương nghiệp phát triển
  3. Mang không khí tự do, dân chủ, mở mang tri thức cho mọi người
  4. Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.

Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời kì trung đại là góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.

1. Những cuộc phát kiến địa lý ở Tây Âu

* Nguyên nhân:

- Sản xuất phát triển, nhu cầu cần nguyên liệu, thị trường, vàng bạc tăng lên.

- Con đường bộ buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải do người Ả rập độc chiếm.

- Khoa học - kỹ thuật phát triển (Hải đồ, la bàn, tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn).

* Các cuộc phát kiến địa lý lớn:

+ Năm 1487, B.Đi-a-xơ đã đi vòng cực Nam của lục địa Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi Bão Tố, sau đó gọi là mũi Hảo Vọng.

+ Tháng 8/1492, C.Cô-lôm-bô đã dẫn đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Ông đã đến được một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê, nhưng ông tưởng là miền “Đông Ấn Độ”. Ông là người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ.

+ Tháng 7/1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha hướng về phía Đông. Tháng 5/1398, ông đã đến được Ca-li-cút Ấn Độ.

+ Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519-1521).

* Hệ quả của phát kiến địa lý:

+ Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Thị trường thế giới được mở rộng.

+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

+ Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu

Quá trình tích luỹ tư bản nguyên thủy

- Tích lũy vốn: bằng các biện pháp cướp bóc của cải tài nguyên của các nước thuộc địa, và cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

- Tích lũy nhân công: Bần cùng hóa nông dân và thợ thủ công -> lực lượng làm thuê.

Biểu hiện:

- Thủ công nghiệp: Có các công trường thủ công thay thế các phường hội và xuất hiện quan hệ chủ thợ.

- Nông nghiệp: Các trang trại, đồn điền ra đời, người lao động biến thành công nhân nông nghiệp.

- Thương mại: Công ty thương mại thay thế cho thương hội.

=>Hình thành 2 giai cấp mới: tư sản và vô sản.

3. Cải cách tôn giáo ở Tây Âu

* Nguyên nhân

- Ky tô giáo là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến Tây Âu, thống trị và chi phối đời sống tinh thần của xã hội Châu Âu.

- Nước Đức là nơi đầu tiên nổ ra phong trào cải cách tôn giáo: Lu thơ (1483-1546) tại Đức ; Can-vanh (1509-1564) tại Thụy Sĩ , sau đó lan nhanh sang Bỉ, Hà Lan, Pháp, Anh.

* Nội dung: cải cách: bãi bỏ thủ tục và lễ nghi phiền toái, được đông đảo nhân dân đi theo.

* Tác dụng: thúc đẩy và châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, tôn giáo bị phân hóa thành Tân giáo và Cựu giáo.

→Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã suy tàn.

4. Chiến tranh nông dân Đức ở Tây Âu

* Nguyên nhân

- Kinh tế thấp kém, chế độ phong kiến bảo thủ.

- Người nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề.

- Mâu thuẫn giữa nông dân và quí tộc phát triển đến đỉnh cao.

* Diễn biến:

- Lãnh tụ kiệt xuất là Tô-mát Muyn-xe: lên án gay gắt sự hủ bại của giáo hội, lên án chế độ bóc lột phong kiến, kêu gọi nông dân nổi dậy chống áp bức, tuyên truyền và xây dựng một xã hội bình đẳng cho mọi người.

- Bước đầu giành thắng lợi, nhưng cuối cùng bị đàn áp nên thất bại.

* Ý nghĩa: thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của quần chúng bị áp bức.

→Tô mat Muyn-xe xuất thân từ 1 gia đình thợ mỏ ở Xtonbec. Thuở nhỏ rất chăm học, 15 tuổi đã lập trong trường ông học 1 hội kín chống Giám mục Ma đơ bua và nhà thờ La Mã. Sau khi đỗ tiến sĩ, ông trở thành Linh mục. Năm 1521, ông ra nước ngoài, sau đó trở về Đức vận động cách mạng. Ông rất đồng cảm với nhân dân, lên án gay gắt sự hủ bại của Giáo hội, lên án chế độ bóc lột phong kiến. Ông kêu gọi nông dân nổi dậy chống áp bức, tuyên truyền và mở cuộc xây dựng một xã hội bình đẳng cho mọi người.

5. Tại sao vào thời kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu?

Hậu kì trung đại quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Tây Âu vì:

- Sau các cuộc phát kiến địa lí, kinh tế châu Âu phát triển nhanh, tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước châu Mĩ, châu Phi và châu Á. Giai cấp tư sản đã tích lũy được số vốn ban đầu.

- Giai cấp tư sản còn tước đoạt ruộng đất của nông dân biến thành các đồn điền, nông dân mất ruộng đất hình thành đội ngũ công nhân làm thuê.

→ Từ đó hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Vai trò quan trọng nhất của thành thị đối với sự phát triển của các nước Tây Âu thời kì trung đại. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hai lúa
    Hai lúa

    😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 11/01/23
    • Thiên Bình
      Thiên Bình

      🤟🤟🤟🤟🤟

      Thích Phản hồi 11/01/23
      • Thần Rồng
        Thần Rồng

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 11/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử lớp 10

        Xem thêm