Giai cấp có tiềm lực kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị trong đẳng cấp thứ ba

Giai cấp có tiềm lực kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị trong đẳng cấp thứ ba được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Trắc nghiệm: Giai cấp có tiềm lực kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị trong đẳng cấp thứ ba là?

  1. Tư sản và tiểu tư sản
  2. Thị sản
  3. Tư sản
  4. Nông dân

Trả lời

Đáp án đúng: C. Tư sản

Giai cấp có tiềm lực kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị trong đẳng cấp thứ ba là giai cấp tư sản.

Giải thích:

Đẳng cấp 3 gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị, làm ra của cải, không có quyền về chính trị, phải đóng thuế, và làm nghĩa vụ phong kiến. Nông dân chiếm 90% dân số, tư sản đứng đầu đẳng cấp thứ 3 vì họ có học, có quyền lợi kinh tế, nhưng không có tiền.

1. Nước Pháp trước cách mạng

* Miêu tả tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng

Một nông dân chống chiếc cuốc (công cụ lao động chủ yếu) → tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Trên lưng là người đại diện cho đẳng cấp tăng lữ và quý tộc. Trong túi quần, túi áo của nông dân là những văn tự, khế ước mà ông ta phải vay mượn, cầm cố cho địa chủ và quý tộc

Có những con thỏ, chuột đang gặm phá mùa màng.

Tất cả đều hại nông dân. Bức tranh tạo biểu tượng về 3 đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng và mối quan hệ giữa 3 đẳng cấp này.

Tình hình kinh tế xã hội

* Kinh tế

- Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp

+ Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.

+ Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.

- Công thương nghiệp phát triển

+ Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim)

+ Công nhân đông, sống tập trung

+ Buôn bán mở rộng với nhiều nước.

* Chính trị

-Trước cách mạng Pháp là một nước quân chủ chuyên chế, vua nắm mọi quyền .

-Xã hội: có 3 đẳng cấp:

Đẳng cấp quý tộc: có mọi quyền, không đóng thuế

Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền, không đóng thuế

Đẳng cấp 3 gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị, làm ra của cải, không có quyền về chính trị, phải đóng thuế, và làm nghĩa vụ phong kiến. Nông dân chiếm 90% dân số, tư sản đứng đầu đẳng cấp thư ba vì họ có học, có quyền lợi kinh tế, nhưng không có tiền.

- Mâu thuẫn xã hội gay gắt.

Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng

- Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời lạc hậu

- Mông te xki ơ: Tinh thần luật pháp, đả kích quan chủ chuyên chế, lập nền quân chủ lập hiến, đòi quyền tự do dân chủ cho con người

- Von te: Hạn chế quyền vua, giành quyền cho đại tư sản. Những lá thư triết học xóa bỏ nhà nước bảo thủ

- Rút xô: Khế nước xã hội tự do là quyền tự nhiên của con người

=> những quan điểm khác nhau, phản ánh quyền lowji của các giai cấp khác nhau, nhưng trong chế độ phong kiến lạc hậu, họ đã bị phê phán, lên án và nhà thờ Ki-tô giáo đã đưa ra những lý thuyết về việc xây dựng nhà nước mới.

2. Tiến trình của cách mạng

Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến

- Sự khủng hoảng trầm trọng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đảng cấp ngày 5 – 5 – 1789 tại cung điện Véc-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thêm thuế mới.

- Phản đối ý định ban hành thuế mới của nhà vua, ngày 17-6, đại biểu Đẳng cấp thứ ba tự tuyên bố là Quốc hội, xem đây là cơ quan duy nhất thông qua các đạo luật tài chính.

- Bất bình trước hành động của nhà vua, ngày 14 – 7 – 1789, quần chúng nhân dân đã tự vũ trang, tấn công các trụ sở, các cơ quan quan trọng của thành phố và chiếm ngục Ba-xti – biểu tượng của chế độ phong kiến chuyên chế. Cách mạng đã bùng nổ ở Pháp.

- Sự kiện ngày 14 – 7 ở Pa-ri đã kéo theo cuộc “cách mạng đô thị” ở các thành phố và phong trào nổi dậy ở nông thôn. Chính quyền mới thành lập nằm trong tay đại tư sản tài chính (chủ yếu là chủ ngân hàng, chủ thuyền buôn, các nhà công nghiệp và thương nghiệp lớn), được gọi là phái Lập hiến. Ngôi vua vẫn được duy trì.

- Cuối tháng 8 – 1789, Quốc hội Lập hiến đã thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.

- Tiếp đó, Quốc hội Lập hiến ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích công thương nghiệp phát triển như: bãi bỏ quy chế phường hội, cho phép tự do buôn bán, tổ chức hành chính theo quy chế mới (cả nước được chia thành 83 quận với cơ cấu tổ chức thống nhất, xóa bỏ thuế quan nội địa…).

- Tháng 9 – 1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến.

- Lu-i XVI, bề ngoài phê chuẩn Hiến pháp, thừa nhận chế độ quân chủ lập hiến, nhưng bên trong thì bí mật tìm mọi cách chống phá cách mạng: xúi giục các lực lượng phản động trong nước nổi loạn, câu kết với các thế lực phong kiến bên ngoài (Áo, Phổ) chuẩn bị tấn công nước Pháp cách mạng nhằm khôi phục chế độ chuyên chế và trật tự phong kiến.

- Tháng 4 – 1792, chiến tranh giữa Pháp và liên quân phong kiến Áo – Phổ bùng nổ.

- Trước tình hình đó, ngày 11 – 7 – 1792, Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy” và ra sắc lệnh động viên quân tình nguyện. Hưởng ứng lời kêu gọi, hàng vạn quần chúng tự vũ trang tiến về Pa-ri, hát vang bài “Mácxâye”) đầy khí thế chiến đấu. Cách mạng Pháp phát triển sang giai đoạn mới.

Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập

- Ngày 10/8/1792 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng (phái Girôngđanh); bắt vua và hoàng hậu.

- Ngày 21/9 Quốc hội tuyên bố lập nền Cộng hòa thứ nhất, xử tử nhà vua.

- Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn mới.

- Trong nước: bọn phản động nổi dậy; đời sống nhân dân khó khăn.

- Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.

- Ngày 31/5/1793 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Gi-rông-đanh, giành chính quyền về tay phái Gia-cô-banh (Ngày 2/6).

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Giai cấp có tiềm lực kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị trong đẳng cấp thứ ba. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 6
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kim Ngưu
    Kim Ngưu

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 07/01/23
    • Milky Nugget
      Milky Nugget

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 07/01/23
      • Gia Kiet Hoang ...
        Gia Kiet Hoang ...

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 07/01/23

        Lịch sử lớp 10

        Xem thêm