Ở Việt Nam tìm thấy công cụ bằng đá của
Ở Việt Nam tìm thấy công cụ bằng đá của được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Ở Việt Nam tìm thấy công cụ bằng đá của?
Câu hỏi: Ở Việt Nam tìm thấy công cụ bằng đá của?
- Vượn cổ.
- Người tối cổ.
- Người vượn.
- Vượn nhân hình.
Trả lời:
Đáp án đúng: B. Người tối cổ.
Ở Việt Nam tìm thấy công cụ bằng đá của người tối cổ
Giải thích vì sao chọn đáp án B
Trên đất nước ta, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích Người tối cổ có niên đại cách ngày nay 30 - 40 vạn năm và nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước,…
Vậy ở Việt Nam tìm thấy công cụ bằng đá của người tối cổ
1. Người tối cổ là gì?
Người tối cổ đã là người, tuy nhiên còn dấu tích của loài vượn cổ, có đặc điểm: trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm nhô ra phía trước, trên người còn một lớp lông bao phủ, thể tích hộp sọ đã khá lớn (khoảng 900 cm3, so với người hiện đại là 1500 cm3, vượn hiện đại là 600cm3).
Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân, đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn. Hộp sọ đã phát triển, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não, biết sử dụng và chế tạo công cụ.
2. Sự xuất hiện của người tối cổ
Ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành loài người, loài vượn cổ sống khoảng 6 triệu năm trước đây, đã có thể đi đứng thẳng bằng hai chân, cầm nắm và sử dụng công cụ lao động, cũng có thể ăn được hoa quả và một số động vật nhỏ. Và vào khoảng 3 – 4 triệu năm, người vượn tối cổ được tiến hóa từ người vượn cổ, sau hơn 2 triệu năm lao động.
Lúc này người tối cổ đã có thể đứng bằng 2 chân, 2 tay có thể cầm nắm, đã bắt đầu đi đứng thẳng và đôi tay tự do sử dụng. Hộp sọ của người tối cổ lớn. Bộ xương của họ được tìm thấy ở Đông Phi, Gia – va (Inđônêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc), Thanh Hóa (Việt Nam).
Trên thế giới, người vượn tối cổ xuất hiện cách đây từ 4 triệu năm đến 50 – 40 vạn năm. Sự xuất hiện của người tối cổ – từ vượn cổ thành người vượn cổ – đánh đấu sự tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người và là tiền đề cho người tinh khôn hiện tại. Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều dấu tích của người tối cổ tương ứng với thời kì đồ đá cũ.
Những di cốt và các công cụ lao động được tìm thấy thực tế và được công nhận trong các di chỉ Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, núi Đọ, Ma Ươi… đã minh chứng cho sự có mặt của người vượn ở Việt Nam.
Mặc dù vẫn cần tiếp tục phải xác thực hơn để có được kết luận chính xác nhất, song cho đến hiện tại thì giới nghiên cứu ở nước ta đều suy xét rằng: cách đây tầm khoảng từ 20 – 30 vạn năm, họ sinh sống đã sinh sống tại Việt Nam.
3. Cuộc sống của người tối cổ
- Những di cốt và các công cụ lao động được tìm thấy thực tế và được công nhận trong các di chỉ Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, núi Đọ, Ma Ươi… đã minh chứng cho sự có mặt của người vượn ở Việt Nam.
- Mặc dù vẫn cần tiếp tục phải xác thực hơn để có được kết luận chính xác nhất, song cho đến hiện tại thì giới nghiên cứu ở nước ta đều suy xét rằng: cách đây tầm khoảng từ 20 – 30 vạn năm, họ sinh sống đã sinh sống tại Việt Nam.
- Người tối cổ đã là người, tuy nhiên còn dấu tích của loài vượn cổ, có đặc điểm: trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm nhô ra phía trước, trên người còn một lớp lông bao phủ, thể tích hộp sọ đã khá lớn (khoảng 900 cm3, so với người hiện đại là 1500 cm3, vượn hiện đại là 600cm3).
- Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân, đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn. Hộp sọ đã phát triển, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não, biết sử dụng và chế tạo công cụ.
- Người tối cổ có cuộc sống khá bấp bênh do phụ thuộc vào thiên nhiên. Hoạt động chính là săn bắt và hái lượm. Họ thường ở trong các hang động, dưới mái nhà hoặc dựng lều. Mặc dù có sự phân công lao động và phát minh ra lửa nhưng họ vẫn chưa tự chủ với thiên nhiên.
- Tổ chức xã hội của họ là bầy người nguyên thủy. Bầy người nguyên thủy được hình thành từ 5-7 người tối cổ có quan hệ huyết thống ruột thịt. Họ sẽ tổ chức có người đứng đầu, thực hiện cùng làm cùng hưởng và có sự phân công rất rõ ràng về công việc lao động giữa nam và nữ.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Ở Việt Nam tìm thấy công cụ bằng đá của. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.