Trình bày vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế
Trình bày vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế
Như trong những bài trước, những thất bại của các phong trào công nhân chủ yếu chưa có người lãnh đạo hợp nhất. Vậy nên, quốc tế thứ nhất ra đời là người dẫn dắt, tập hợp lực lượng nhân công trên toàn thế giới.
1. Sự ra đời Quốc tế thứ nhất
Quốc tế thứ nhất ra đời trong hoàn cảnh:
- Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao. Giai cấp tư sản ngày càng tăng cường áp bức bóc lột công nhân làm thuê.
- Đầu thập niên 60 của thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của công nhân được phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng. Thực tế đấu tranh đòi hỏi cần một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.
- Ngày 28 - 9 - 1864, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Luân Đôn, 2000 người tham dự gồm đại biểu của các nước Anh, Pháp, Đức và nhiều nước khác trên thế giới. Nhiều nhà hoạt động cách mạng ở nước ngoài đang sống ở Luân Đôn cũng tham dự. C.Mác được mời dự buổi mít tinh và tham gia đoàn chủ tịch. Với niềm vui phấn khởi vô cùng song những người tham dự mít tinh thông qua nghị quyết thành lập Hội liên hiệp lao động quốc tế, tức Quốc tế thứ nhất. Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.
2. Hoạt động của Quốc tế thứ nhất
- Hoạt động của quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ đại hội (từ 9 - 1864 đến 7 - 1876 tiến hành 5 đại hội)
+ Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ.
+ Thông qua những nghị quyết quan trọng: tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh có tổ chức, đòi ngày làm 8 giờ và cải thiện đời sống công nhân.
- Ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất:
+ Công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc đấu tranh chính trị, các tổ chức công đoàn ra đời.
+ Giúp đỡ phong trào công nhân, đặc biệt kêu gọi ủng hộ cuộc đấu tranh của những người lao động ở Pa-ri (1871).
- Vai trò:
+ Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế.
+ Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác.
3. Trình bày vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế
Từ khi thành lập (1864) đến năm 1870, để Trình bày vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế có thể nói Quốc tế thứ nhất vừa truyền bá chủ nghĩa Mác, vừa đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế. Qua các kì đại hội được tổ chức hằng năm, Quốc tế thứ nhất đã đấu tranh chống lại những tư tưởng phi vô sản, chủ nghĩa cơ hội:
- Thông qua các hoạt động của mình, Quốc tế thứ nhất đã truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế.
- Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mac.
Điểm mới:
+ Nhiều Đảng công nhân, Đảng xã hội, nhóm công nhân tiến bộ được thành lập: Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng công nhân xã hội Mĩ (1876), Đảng công nhân Pháp(1879), nhóm giả phóng lao động Nga(1883).
+ Đặt ra yêu cầu cần phải thành lập một tổ chức Quốc tế mới của giai cấp vô sản thế giới nối tiếp nhiệm vụ của Quốc tế thứ nhất.
+ C.Mác qua đời (1883) sứ mệnh lãnh đạo phong trào công nhân Quốc tế thuộc về Ph.Ăng-ghen.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Trình bày vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.