Loại văn tự sớm phát triển ở Ấn Độ là?
Loại văn tự sớm phát triển ở Ấn Độ là? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Loại văn tự sớm phát triển ở Ấn Độ
Câu hỏi: Loại văn tự sớm phát triển ở Ấn Độ là?
- Chữ Brahmi - chữ Phạn
- Chữ Brahmi - chữ Pali
- Chữ Phạn và kí tự Latinh
- Chữ Pali và kí tự Latinh
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Chữ Brahmi - chữ Phạn
Loại văn tự sớm phát triển ở Ấn Độ là chữ Brahmi - chữ Phạn
1. Thời kì các quốc gia đầu tiên
- Khoảng 1500 năm TCN lưu vực sông Hằng hình thành một số quốc gia nhỏ, mạnh nhất là nước Magađa (khoảng 500 năm TCN).
- Thế kỷ thứ III TCN, Asôca thống nhất Ấn Độ, tạo điều kiện truyền bá đạo Phật, xây dựng cột Asôca
2. Thời kỳ vương triều Gúp ta và sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ
- Quá trình hình thành và vai trò của vương triều Gúp ta:
Đầu công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất, phát triển mạnh dưới thời Gupta 319 - 467.
Tổ chức kháng cự không để cho các tộc người á xâm lược, thống nhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ gần như toàn bộ miền Trung ấn Độ.
- Văn hóa dưới thời Gúp ta:
+ Đạo Phật tiếp tục được truyền bá khắp Ấn Độ và truyền bá ra nhiều nước nơi. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa Hang, tượng Phật,..)
+ Ấn Độ giáo hay Hinđu giáo ra đời và phát triển thờ 4 vị thần chính bộ ba Brama (thần Sáng tạo, thần Hủy diệt, thần Bảo hộ) và Inđra. Kiến trúc thờ thần được xây dựng ở nhiều nơi.
+ Chữ viết: Từ chữ cổ Brahma đã nâng lên sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ Phạn.
+ Văn học cổ điển Ấn Độ và văn học Hinđu mang triết lí Hinđu giáo rất phát triển.
Sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ còn được biểu hiện ở sự truyền bá rộng rãi ra bên ngoài nhất là Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
- Sử thi nổi tiếng: Ramayana, Mahabharata
- Về kiến trúc: Những công trình kiến trúc, điêu khắc, làm nên văn hóa truyền thống Ấn Độ giá trị vĩnh cửu. Người Ấn Độ đã mang văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống truyền bá ra bên ngoài, Đông Nam Á là ảnh hưởng rõ nét nhất.
- Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài:
+ Ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á.
+ Yếu tố ảnh hưởng là tôn giáo, kiến trúc, chữ viết, tôn giáo (Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ như tháp Chàm, đạo Phật, đạo Hinđu).
3. Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ
- Đến thế kỉ VII, Ấn Độ lại bị rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán.
- Nguyên nhân:
+ Chính quyền trung ương suy yếu;
+ Mỗi vùng lãnh thổ lại có những điều kiện và sắc thái riêng của mình, nên đất nước chia thành hai miền, Bắc và Nam;
+ Mỗi miền lại tách thành ba nước riêng, thành sáu nước, trong đó, nước Pa-la ở vùng Đông Bắc và nước Pa-la-va ở miền Nam có vai trò nổi trội hơn.
- Trong trường hợp này, sự phân biệt không nói lên tình trạng khủng hoảng, suy thoái mà lại phản ánh sự phát triển tự cường của các vùng địa phương.
- Nước Pa-la-va ở miền Nam, thuận tiện về bến cảng và đường biển, đã có vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hoá Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á.
- Ý nghĩa:
+ Tạo điều kiện cho văn hóa Ấn Độ thế kỉ VII - XII phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.
+ Có sự tiếp xúc giao lưu văn hóa phương tây mà người A-rap mang đến. Đồng thời có sự phát hiện nhau giữa hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hin-đu giáo và A-rap Hồi giáo. Sự giao lưu văn hóa Đông - Tây cũng được thúc đẩy.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Loại văn tự sớm phát triển ở Ấn Độ là? Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.