Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lực lượng sản xuất chính trong xã hội phương Đông?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lực lượng sản xuất chính trong xã hội phương Đông? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Lực lượng sản xuất chính trong xã hội phương Đông?

  1. Nông dân công xã.
  2. Nô lệ.
  3. Thợ thủ công.
  4. Thương nhân.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Nông dân công xã

Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là nông dân công xã.

Giải thích vì sao chọn đáp án A

Trong xã hội cổ đại phương Đông, nông dân công xã là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.

1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông (khoảng thiên niên kỷ VI-III TCN) ra đời sớm nhất thế giới

Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo nên giai cấp và nhà nước ra đời:

+ Thiên niên kỷ thứ IV TCN, trên lưu vực sông Nin, cư dân Ai Cập cổ đại sống tập trung theo từng công xã. khoảng 3200 TCN nhà nước Ai cập thống nhất được thành lập.

+ Các công xã kết hợp thành liên minh công xã , gọi là các “Nôm”, khoảng 3200 TCN, một quý tộc có thế lực đã chinh phục được tất cả các “Nôm” thành lập nhà nước Ai cập thống nhất.

+ Ở lưu vực Lưỡng Hà (thiên niên Kỷ IV TCN), hàng chục nước nhỏ người Su me đã hình thành.

+ Trên lưu vực sông Ấn, các quốc gia cổ đại ra đời giữa thiên niên kỷ III TCN.

+ Vương triều nhà Hạ hình thành vào thế kỷ XXI TCN mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước Trung Quốc.

2. Xã hội cổ đại phương Đông

- Do nhu cầu thủy lợi, nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong công xã nông thôn, thành viên trong công xã gọi là nông dân công xã.

- Nông dân công xã đông đảo nhất, là lao động chính trong sản xuất.

- Đứng đầu giai cấp thống trị là vua chuyên chế, quý tộc, quan lại, chủ ruộng, tăng lữ có nhiều quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo, quản lý bộ máy và địa phương, rất giàu sang bằng sự bóc lột.

- Nô lệ, thấp nhất trong xã hội, làm việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.

3. Chế độ chuyên chế cổ đại

- Từ thiên niên kỷ IV đến thiên niên kỷ III TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước đã được hình thành ở lưu vực sông Nin, sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát, sông Ấn, sông Hằng, sông Hoàng Hà.

- Xã hội có giai cấp hình thành từ liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi.

=> Nhà nước lập ra để điều hành và quản lí xã hội. Cơ cấu bộ máy nhà nước mang tính chất một nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua.

- Vua dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua chuyên chế - người Ai Cập gọi là Pharaôn (cái nhà lớn), người Lưỡng hà gọi là Enxi (người đứng đầu), Trung Quốc gọi là Thiên Tử (con trời).

- Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai cập), Thừa tướng (Trung Quốc), họ thu thuế, xây dựng các công trình như đền tháp, cung điện, đường sá, chỉ huy quân đội.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Lực lượng sản xuất chính trong xã hội phương Đông? Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gia Kiet Hoang ...
    Gia Kiet Hoang ...

    😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 08/01/23
    • ebe_Yumi
      ebe_Yumi

      😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 08/01/23
      • mineru
        mineru

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 08/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử lớp 10

        Xem thêm