Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa bàn sinh sống của người Lào Lùm có gì khác so với người Lào Thơng?

Địa bàn sinh sống của người Lào Lùm có gì khác so với người Lào Thơng? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Địa bàn sinh sống của người Lào Lùm

Câu hỏi: Địa bàn sinh sống của người Lào Lùm có gì khác so với người Lào Thơng?

  1. Sống ở vùng đồi núi
  2. Sống ở những vùng thấp
  3. Sống trên sông nước
  4. Du canh du cư

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Sống ở những vùng thấp

- Địa bàn sinh sống của người Lào lùm là những vùng thấp.

1. Vương quốc Cam–pu–chia

Sơ lược về Cam-pu-chia

- Tên nước: Vương quốc Campuchia (The Kingdom of Cambodia)

- Quốc khánh: 09/11/1953 (ngày Pháp trao trả độc lập)

- Diện tích: 181.035 km2

- Thủ đô: Phnôm Pênh (Phnom Penh)

- Vị trí địa lý: nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan (2.100 km), phía Đông giáp Việt Nam (1.137km), phía Đông Bắc giáp Lào (492 km), phía Nam giáp biển (400 km). Sông ngòi: tập trung trong 3 lưu vực chính (Tôn-lê Thom, Tôn-lê Sap và Vịnh Thái Lan). Phân bố địa hình: đồng bằng chiếm 1/2 diện tích tập trung ở hướng Nam và Đông Nam, còn lại là núi, đồi bao quanh đất nước.

- Khí hậu: nhiệt đới với hai mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4). Nhiệt độ dao động từ 21oC đến 35oC.

- Dân số: 14.676.591 người (số liệu công bố sơ bộ ngày 15/8/2013 của Bộ Kế hoạch Campuchia).

- Dân tộc: Người Khmer chiếm đa số, khoảng 90%. Ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác.

- Tôn giáo: Đạo Phật được coi là Quốc đạo (90% dân số Campuchia theo Phật giáo), ngoài ra có các tôn giáo khác như đạo Thiên chúa, đạo Hồi, …

- Ngôn ngữ: Tiếng Khơ-me (Khmer) là ngôn ngữ chính thức (chiếm 95%).

- Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 1.000 USD/người/năm (số liệu năm 2013).

Quá trình hình thành, phát triển

- Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me được hình thành gọi là nước Chân Lạp; còn người Khơ-me tự gọi tên nước mình là Cam-pu-chia.

- Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Campuchia (Ăng-co huy hoàng) - sau này lấy tên Ăng-co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Campuchia phong kiến.

+ Người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới.

+ Ngoài nông nghiệp, cư dân còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản quý và săn bắt thú trên rừng.

+ Thủ công nghiệp: có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đố trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của các đền tháp.

- Nhờ sự ổn định vững chắc về kinh tế, xã hội, các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài. Trong các thế kỉ X - XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.

- Cuối thế kỷ XIII suy yếu, sau 5 lần bị người Thái xâm lược, năm 1432 người Khơ me bỏ kinh đô Ang co, lui về phía cư trú nam Biển Hồ (Phnôm Pênh).

- Năm 1863 bị Pháp xâm lược.

Văn hóa: rất độc đáo

- Có chữ viết riêng từ chữ Phạn.

- Văn học dân gian và văn học viết phản ảnh tình cảm của con người đối với thiên nhiên, con người.

- Kiến trúc Hin đu giáo và kiến trúc Phật giáo: quần thể Ang co Vát và Ang co Thom.

2. Vương quốc Lào

Điều kiện tự nhiên:

- Nước Lào ngày nay gắn liền với dòng sông Mê Công.

- Sông Mê Công vừa là nguồn tài nguyên thuỷ văn dồi dào, trục giao thông của đất nước, vừa là yếu tố của sự thống nhất Lào về mặt địa lí.

- Đồng bằng ven sông tuy hẹp nhưng màu mỡ là vựa lúa của Lào.

- Có con người sinh sống từ lâu đời, đầu tiên là người Lào Thơng. Họ là chủ nhân của văn hoá đồ đá, đồ đồng. Họ tạo ra những chum đá khổng lồ (cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng).

- Đến thế kỉ XIII có một nhóm người nói tiếng Thái di cư đến đây, sinh sống hoà hợp với người Lào Thơng, gọi là người Lào Lùm (người Lào ở thấp, để phân biệt với người Lào Thơng ở vùng đồi núi)

  1. Quá trình hình thành, phát triển

- Năm 1353 Pha Ngừm lập nước Lan Xang - Triệu Voi

- Vua -Lan Xang (XV – XVII): chia đất nước thành các mường ; xây dựng quân đội ; quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.Cương quyết chống xâm lược Miến Điện.

- Thế kỷ XVIII Lang Xang suy yếu bị Xiêm chiếm (khởi nghĩa của Chậu A Nụ chống Xiêm năm 1827).

- Thế kỷ XIX là thuộc địa của Pháp.

- Cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII, thời kì thịnh vượng. Biểu hiện:

+ Chia đất nước thành các mường, xây dựng quân đội mạnh

+ Có nhiều sản vật, buôn bán trao đổi với châu Âu. Là trung tâm Phật giáo.

+ Giữ quan hệ hòa hiếu với Cam – pu – chia và Đại Việt, chống quân xâm lược Miến Điện.

Văn hóa:

- Người Lào có hệ thống chữ viết riêng, được xây dựng một cách sáng tạo trên cơ sở vận dụng các nét chữ cong của Cam-pu-chia và Mi-an-ma.

- Người Lào thích ca nhạc và ưa múa hát, sống hồn nhiên nên các điệu múa của họ cởi mở, vui tươi.

- Từ thế kỉ XIII, đạo Phật truyền bá vào Lào theo một dòng mới. Xuất hiện một số công trình kiến trúc Phật giáo mà điển hình nhất là Thạt Luổng ở Viêng Chăn.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Địa bàn sinh sống của người Lào Lùm có gì khác so với người Lào Thơng? Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ma Kết
    Ma Kết

    😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 07/01/23
    • Ỉn
      Ỉn

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 07/01/23
      • Minh Thong Nguyen ...
        Minh Thong Nguyen ...

        🤗🤗🤗🤗🤗🤗

        Thích Phản hồi 07/01/23

        Lịch sử lớp 10

        Xem thêm