Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về?

Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới

Câu hỏi: Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về?

  1. Trình độ văn minh
  2. Đẳng cấp xã hội
  3. Trình độ kinh tế
  4. Đặc điểm sinh học

Trả lời:

Đáp án đúng: D. đặc điểm sinh học

- Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về đặc điểm sinh học.

Giải thích: Sau bước nhảy vọt của người Vượn cổ thành Người tối cổ. Cũng từ đấy lớp lông mỏng trên người không còn nữa, ở Người hiện đại cũng xuất hiện những màu da khác nhau, chia thành da vàng, đen, trắng.

→ Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về đặc điểm sinh học giữa Người hiện đại ở các châu lục, các vùng lãnh thổ khác nhau.

1. Chủng tộc là gì?

- Chủng tộc thường dùng để chỉ những phân loại của con người trong quần thể hoặc dựa vào nhóm tổ tiên, trên cơ sở tập hợp khác nhau của đặc tính di truyền.

- Các nhóm người này có những đặc trưng, đặc điểm di truyền về hình thái - sinh lý mà nguồn gốc và quá trình hình thành của chúng liên quan đến một vùng địa vực nhất định. Hay nói một cách khác, chủng tộc là những nhóm người có một số đặc trưng hình thái giống nhau. Những đặc trưng đó được di truyền lại.

- Khái niệm về chủng tộc có thể khác nhau ở nhiều quốc gia, theo sự thay đổi theo các nền văn hóa cụ thể. Ví dụ, tại Hoa Kỳ thuật ngữ này được sử dụng trong các mô tả cá nhân (ví dụ như trắng (white), đen (black), v.v), trong khi ở Ý nó chỉ áp dụng cho một số ít các loài được thuần hóa, và do đó không áp dụng cho động vật hoang dã hoặc cho con người. Cụm từ chủng tộc được sử dụng trong phân loại học như là một phân loài.

2. Phân loại chủng tộc

- Có nhiều cách phân loại khác nhau, tùy thuộc vào những đặc điểm cụ thể trên cơ thể.

* Francois Bernier là một trong những người đi đầu trong việc phân loại chủng tộc. Theo ông, có thể chia nhân loại thành 4 chủng tộc:

- Chủng tộc cư trú ở châu Âu, Bắc Phi, Tiền Á, Ấn Độ.

- Chủng tộc cư trú ở phần còn lại của châu Phi.

- Chủng tộc cư trú ở Đông Á và Nam Á.

- Chủng tộc cư trú ở vùng Bắc Cực.

* Dựa trên những tài liệu giải phẫu học, nhà y học người Đức đã phân biệt thành 5 chủng tộc:

- Capca (da trắng) gồm người châu Âu, Tây Á và Bắc Phi.

- Mông Cổ (da vàng) gồm những người châu Á và người Exkimo.

- Etiopi (da đen) gồm những người châu Phi, trừ Bắc Phi.

- Mỹ gồm người Anhdieng.

- Mã Lai gồm những người sống trên các đảo phía Nam Thái Bình Dương.

* Năm 1800 Cuvier cũng phân chia thành 3 chủng tộc (da trắng, da vàng, da đen) dựa vào các màu sắc da.

- Như vậy, một số chủng tộc chủ yếu trên Trái đất đã được phát hiện từ thế kỷ XVIII. Đó là chủng Âu (hay Capca hoặc Oropeoit), chủng Phi (Etiopi hay Negroit), chủng Á (Mông Cổ hoặc Mongoloit) và chủng Mỹ (Americanoit). Ngoài ra, người ta còn phát hiện một vài nhóm loại hình như Laplandi (cực Bắc) Nam Á hoặc Mã Lai. Riêng chủng Úc (Oxtraloit) cho tới lúc này chưa có ai đề cập tới. Đến thế kỷ XIX chủng này mới được Thoma Huxlay đưa vào hệ phân loại.

- Từ nửa sau thế kỷ XX, nhiều hệ phân loại chủng tộc tiếp tục được công bố và hoàn thiện. Người có nhiều cống hiến trong lĩnh vực này là Tiến sĩ nhân học và dân tộc học người Nga N.N.Tcheboxaro. Theo hệ phân loại của ông, nhân loại được chia thành 3 đại chủng: Xích đạo hay Úc Phi (Oxtralonegroit), Âu (Oropeoit) và Á (Monggoloit), mỗi đại chủng bao gồm một số tiểu chủng. Còn nhóm loại hình là cấp phân loại cơ sở.

- Hệ phân loại này đến nay vẫn thông dụng. Ưu thế của nó là sự cấu tạo của hệ thống vừa theo chiều dọc (thời gian), vừa theo chiều ngang (không gian).

3. Nguyên nhân của phân biệt chủng tộc

- Khi một nhóm người bị khinh miệt, chính họ lại có nguy cơ gia tăng lòng phân biệt chủng tộc đối với các nhóm thấp kém hơn, như một cách tự nâng mình lên để giải tỏa sự ẩn ức. Nhưng nhìn chung, có thể nói nguyên nhân chính yếu khiến người ta dễ khinh thường người khác hay dân tộc khác là vì họ cho rằng mình thông minh hơn, tài giỏi hơn, dân tộc mình tiến bộ hơn, văn minh hơn.

- Nhưng liệu thật sự có phải có những dân tộc thông minh thượng đẳng bên cạnh những dân tộc thấp kém trí tuệ? Có lẽ những bước phát triển của công nghệ đã khiến người ta loá mắt, và sự giải thích sai lầm trong quá khứ của thuyết tiến hoá và ngành di truyền học đã gây ra một tâm thức chung rằng những dân tộc nào còn sơ khai về khoa học và công nghệ chính là những dân tộc có gen di truyền kém cỏi hơn về trí tuệ. Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử nhân loại ở tầm mức đủ xa và đủ rộng, đến cả trước thời gian xuất hiện chữ viết (cách nay tầm 5000 năm), chắc hẳn chúng ta sẽ có quan niệm khác. Như nhà nghiên cứu nổi tiếng Jared Diamond đã chỉ ra, không hề có bất cứ một bằng chứng nào cho thấy có sự khác biệt về khả năng trí tuệ ở tầm mức sinh học giữa các dân tộc trên thế giới. Nói cách khác, về cơ bản chẳng có dân tộc nào thông minh hơn dân tộc nào. Sự khác biệt về tiến bộ khoa học kỹ thuật không đến từ yếu tố di truyền chủng tộc, mà từ các điều kiện tự nhiên và diễn trình lịch sử, đúng như nhận xét xác đáng của Jared Diamond trong Súng, vi trùng và thép: “nguyên nhân nằm ở những ngẫu nhiên về địa lý và địa sinh học, cụ thể là sự khác biệt giữa hai lục địa [châu Âu và châu Phi] về diện tích, trục chính, chủng loại cây dại và thú hoang ở đó… Diễn trình lịch sử của mỗi dân tộc một khác, đấy là do những khác biệt giữa môi trường sống của các dân tộc, chứ không phải do những khác biệt sinh học giữa bản thân các dân tộc đó.”

- Còn thế nào là văn minh, thế nào là tiến bộ? Tiêu chuẩn văn minh – tiến bộ lại do chính những người, những nước có sức mạnh về quân sự và khoa học kỹ thuật phát triển tự đặt ra. Vì vậy, thước đo căn bản của loại văn minh này chính là những bước tiến về khoa học công nghệ của một nhóm người, vốn kéo theo cấu trúc xã hội và hệ thống luật lệ để vận hành, cùng những gì tích hợp theo nó mà chúng ta có thể gọi chung là ‘văn hoá’. Chắc hẳn rằng cái hệ thống được xây đắp qua bao nhiêu thế kỷ đó có nhiều giá trị xứng đáng được gọi là văn minh. Nhưng liệu rằng những giá trị khác ngoài nó không được gọi là văn minh ư? Nói cho cùng, thước đo cho trí tuệ văn minh và khôn ngoan đích thật của con người phải thể hiện ở ‘chất lượng cuộc sống’, qua những yếu tố căn bản: hiểu biết và hài hoà với thiên nhiên, tương quan tốt lành với tha nhân, phát triển tính tự do và lòng thiện tâm (hay đời sống thiêng liêng nói chung). Xét trên nền tảng này, liệu chúng ta có gì hơn khi so sánh với những sắc dân sơ khai về mặt công nghệ, với những nhóm người có đời sống còn mang tính ‘săn bắt hái lượm’ và có cấu trúc xã hội kiểu bộ lạc? Liệu ta còn dám lớn tiếng tự khen mình là ‘văn minh’, khi nhìn lại sự lệ thuộc của mình vào cấu trúc xã hội hiện đại, vào những lối sống bị kiểm soát bởi công nghệ, những tội ác giết hại giữa con người với nhau, và một môi trường bị hủy hoại.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về? Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • BuriBuriBiBi play mo ...
    BuriBuriBiBi play mo ...

    💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 10/01/23
    • Gấu Bông
      Gấu Bông

      😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 10/01/23
      • Bơ

        😘😘😘😘😘😘

        Thích Phản hồi 10/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử lớp 10

        Xem thêm