Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực?
Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á
Câu hỏi: Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực?
Trả lời:
* Thuận lợi
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi nên từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.
+ Chịu ảnh hưởng của gió mùa, thích hợp sự phát triển của cây lúa nước.
+ Nhiều khu vực giáp biển, tạo thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng và trao đổi sản phẩm, buôn bán theo đường biển.
+ Nằm trên đường giao thông quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
* Khó khăn
- Địa hình bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.
- Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá,…
- Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhòm ngó, xâm lược.
1. Vị trí địa lí của Đông Nam Á
- Đông Nam Á: bao gồm 2 bộ phận: Đông Nam Á lục địa (bán đảo Trung - Ấn) và Đông Nam Á hải đảo (hàng vạn các đảo/ quần đảo trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương).
- Nằm ở phía Đông Nam của châu Á.
- Án ngữ ở vị trí ngã tư đường giao thông quốc tế: là cầu nối giữa 2 đại dương (Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương) và 2 lục địa (lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a).
2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a) Đông Nam Á lục địa
- Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi theo hướng Tây Bắc Đông Nam hoặc Bắc Nam.
- Đất đai: đất phù sa, đất đỏ badan
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, phía bắc của Mianma và Việt Nam có mùa đông lạnh.
- Sông ngòi: Sông lớn, nhiều phù sa, nhiều nước; như sông Mê Công, Hồng, Iraoadi, Mênam
- Tài nguyên: Than, sắt, dầu mỏ, thiếc…
b) Đông Nam Á biển đảo
- Đặc điểm địa hình có ít đồng bằng màu mỡ, chủ yếu là địa hình đồi núi, có nhiều đảo và quần đảo.
- Khí hậu nhiệt đới, gió mùa xích đạo, rừng xích đạo ẩm thấp.
- Hệ thống sông ngòi ngắn và ít, có vùng biển rộng.
- Có đất đai màu mỡ: đất phù sa và Ferait.
- Có khoáng sản phong phú như than, thiếc, đồng,...
3. Thuận lợi và khó khăn của khí hậu Đông Nam Á
Thuận lợi
– Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á – Âu và Úc. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn, điều này tạo thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, giúp cho Đông Nam Á trở thành khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
– Với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và một số yếu tố tự nhiên khác giúp cho Đông Nam Á thuận lợi trong phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là ngành nông nghiệp nhiệt đới đa canh, nhiều vụ có khả năng xen canh, tăng vụ, gối vụ, xoay vòng đất liên tục.
– Khoáng sản Đông Nam Á phong phú, đa dạng với các loại khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại ở cả đất liền và dưới biển tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
– Rừng nhiều thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp.
– Các nước ở Đông Nam Á (trừ Lào) đều có biển bao quanh nên có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển, phát triển du lịch biển.
Khó khăn
– Đông Nam Á cũng thường xuyên phải chịu những ảnh hưởng xấu do điều kiện tự nhiên gây ra như:
+ Sâu bệnh ở cây trồng
+ Dịch bệnh trong chăn nuôi
+ Thiên tai như: Bão, lũ lụt, hạn hán, động đất và sóng thần. Đặc biệt tình trạng khai thác rừng và khai thác khoáng sản không hợp lý đang làm cho hai loại tài nguyên này bị suy giảm nhanh chóng. Do nằm ở vành đai lửa Thái Bình Dương nên Đông Nam Á biển đảo còn thường xuyên chịu ảnh hưởng của động đất, núi lửa, sóng thần, đặc biệt là Indonesia, quốc gia này đã phải hứng chịu những thảm họa động đất, sóng thần trong các năm gần đây.
– Địa hình Đông Nam Á bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn nên khó khăn cho giao thông đường bộ.
4. Dân cư và xã hội Đông Nam Á
Dân cư
- Số dân đông.
+ Cơ cấu dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động cao (trên 50%).
+ Mật độ dân số cao: 124 người/km2, phân bố dân cư không đồng đều.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm.
- Thuận lợi: Thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Khó khăn: Chất lượng lao động chưa cao, dân số đông gây sức ép lên KT – XH – TN - MT.
Xã hội
- Các nước có cùng môi trường nhiệt đới gió mùa, cùng nền văn minh lúa nước, vị trí cầu nối đất liền – biển đảo, nằm trên đường di lưu, di cư của các dòng người cổ trong quá khứ
=> Phong tục tập quán vừa tương đồng vừa đa dạng.
- Đa dân tộc, đa tôn giáo và các tín ngưỡng địa phương.
- Có cùng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc: đều là các nước bị thuộc địa, bị chiếm đóng trong chiến tranh thế giới thứ II.
- Thể chế chính trị: chế độ cộng hòa và quân chủ lập hiến.
=> Tất cả các nét tương đồng là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện cùng phát triển trong khu vực Đông Nam Á
----------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực? Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.