Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hoàn cảnh ra đời của quốc tế thứ nhất

VnDoc xin giới thiệu bài Hoàn cảnh ra đời của quốc tế thứ nhất được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời của quốc tế thứ nhất?

Trả lời:

Quốc tế thứ nhất ra đời trong hoàn cảnh:

- Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa làm cho đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao. Giai cấp tư sản ngày càng tăng cường áp bức bóc lột công nhân làm thuê.

- Đầu thập niên 60 của thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của công nhân được phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán về tổ chức và thiếu thống nhất về tư tưởng. Thực tế đấu tranh đòi hỏi cần một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.

- Ngày 28-9-1864, Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.

1. Quốc tế thứ nhất - Tổ chức Cộng sản đầu tiên của giai cấp công nhân

Trước sự thay đổi của phong trào công nhân các nước và đòi hỏi cấp thiết về sự thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân, ngày 28/9/1864, trong cuộc mít tinh lớn ở Luân Đôn có đại biểu gồm nhiều nước tham gia, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (Quốc tế thứ nhất) được thành lập với sự tham gia tích cực của C.Mác.

Thời gian tồn tại của Quốc tế thứ nhất từ tháng 9/1864 đến tháng 7/1876, Quốc thế thứ nhất đã tiến hành năm đại hội. Hoạt động của Quốc tế thứ nhất chủ yếu thông qua các kì đại hội, nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống tư tưởng lệch lạc trong nội bộ; thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng; tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh có tổ chức, đòi tăng lương, giảm giờ làm và cải thiện đời sống công nhân. Quốc tế thứ nhất còn có nhiều đóng góp cụ thể trong phong trào công nhân, cụ thể là kêu gọi ủng hộ của những người lao động Pa-ri năm 1871.

Đại hội I của Quốc tế thứ nhất họp ở Giơnevơ từ ngày 03/9 đến ngày 08/9/1866, có 60 đại biểu của 25 chi bộ ở Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Đức tham dự. Mặc dù không trực tiếp tham dự, nhưng C.Mác đã chuẩn bị chương trình nghị sự, xây dựng bản thuyết trình của đoàn đại biểu Anh, chủ yếu để chống phái Pruđông. Nghị quyết của Đại hội về vấn đề công đoàn được thông qua đã nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của công đoàn, chống lại những luận điệu của phái Pruđông chủ trương bãi bỏ mọi hình thức tổ chức của công nhân. Nghị quyết cho rằng công đoàn cần thiết cho cuộc đấu tranh giữa tư bản và lao động, có vai trò là một đoàn thể có tổ chức để đẩy mạnh việc thủ tiêu chế độ lao động làm thuê. Việc thông qua nghị quyết về vấn đề công đoàn là thắng lợi lớn của những người mácxít đối với phái Pruđông (Pháp), phái Látxan (Đức) và những lãnh tụ công đoàn (Anh).

Đại hội II của Quốc tế thứ nhất họp ở Lôdan (Thụy Sĩ) từ ngày 02/9 đến ngày 08/9/1867, có 63 đại biểu tham dự. Đại hội thông qua nhưng vấn đề quốc hữu hóa ruộng đất gặp phải sự phản đối kịch liệt của phái Pruđông nên phải gác lại. Đại hội xác định, nếu không giải phóng giai cấp công nhân về chính trị thì sẽ không thể giải phóng giai cấp công nhân về xã hội, do đó việc thiết lập quyền tự do về chính trị là rất cần thiết.

Đại hội III của Quốc tế thứ nhất họp ở Brúcxen từ ngày 06/9 đến ngày 13/9/1868 với gần 100 đại biểu tham dự. C.Mác đã trực tiếp chuẩn bị báo cáo hàng năm của Ban Chấp hành Trung ương và dự thảo các nghị quyết chủ yếu. Đại hội thông qua nghị quyết xác nhận những vấn đề đã bàn trong Đại hội I ở Giơnevơ. Đại hội đã thông qua nghị quyết quan trọng đòi chuyển ruộng đất, rừng, kênh đào, hầm mỏ và đường xe lửa, điện tín sang chế độ sở hữu tập thể với đa số phiếu tuyệt đối. Nghị quyết đó đánh dấu sự thắng lợi của tư tưởng vô sản đối với luồng tư tưởng tiểu tư sản trong nội bộ Quốc tế. Tuy nhiên, phái Pruđông vẫn kịch liệt chống đối nên Đại hội quyết định lần sau sẽ thảo luận lại.

Tháng 8/1867, tập I bộ Tư bản của C.Mác được xuất bản, Đại hội thông qua nghị quyết kêu gọi công nhân các nước chú ý nghiên cứu tác phẩm và giúp đỡ để dịch tác phẩm đó ra các thứ tiếng. Đến Đại hội Brúcxen, đường lối do C.Mác đề ra đã được Quốc tế I thừa nhận ở mức độ nhất định. Như vậy, chủ nghĩa Pruđông đã bị đánh bại về căn bản, các hoạt động có tính chất cải lương trong Quốc tế cũng bị đẩy lùi.

Đại hội IV của Quốc tế thứ nhất họp ở Balơ từ ngày 06/9 đến ngày 11/9/1869, có 78 đại biểu của các nước Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha và có một đại biểu là công nhân Mỹ tham dự. Đại hội thảo luận lại vấn đề sở hữu ruộng đất theo yêu cầu của phái Pruđông. Đại hội phê chuẩn nghị quyết Đại hội Brúcxen về sự cần thiết phải hủy bỏ chế độ tư hữu ruộng đất, đồng thời thông qua nghị quyết kêu gọi công nhân tổ chức quần chúng và cuộc đấu tranh chống chế độ làm thuê.

2. Ý nghĩa, vai trò của Quốc tế thứ nhất

Có thể khẳng định, Quốc tế thứ nhất là tổ chức cộng sản quốc tế đầu tiên, đã thực sự là linh hồn của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, có vai trò rất lớn trong quá trình lãnh đạo đấu tranh làm chuyển biến nhận thức trong tư tưởng và hành động của phong trào công nhân, đưa phong trào đấu tranh của công nhân từ tự phát sang tự giác, có tổ chức, phương hướng và cách thức hoạt động. Với ý nghĩa đó, Quốc tế thứ nhất thực sự là đại biểu trung thành cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đầu tiên trên thế giới.

Quốc tế thứ nhất đã đặt nền móng cho hoạt động có tổ chức của phong trào công nhân có quy mô và tầm ảnh hưởng lớn trên phạm vi thế giới mà người có công lớn trong việc khởi xướng là C.Mác và Ph.Ăngghen.

3. Hoạt động của Quốc tế thứ nhất

- Hoạt động của quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ đại hội (từ 9 - 1864 đến 7 - 1876 tiến hành 5 đại hội)

+ Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ.

+ Thông qua những nghị quyết quan trọng: tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh có tổ chức, đòi ngày làm 8 giờ và cải thiện đời sống công nhân.

4. Linh hồn của Quốc tế thứ nhất là ai?

* Linh hồn của Quốc tế thứ nhất là ai?

Linh hồn của Quốc tế thứ nhất là Các Mác (Karl Marx) sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở thành phố Trier trên bờ sông Mozel, một nhánh của sông Rhein.

* Tại sao nói C.Mác là linh hồn của quốc tế thứ nhất?

Các Mác đã chuẩn bị cho sự thành lập quốc tế thứ nhất đấu tranh chống lại những tư tưởng sai lệch và thông qua những nghị quyết đại hội hết sức đúng đắn(đòi ngày làm 8h, thành lập công đoàn...), tiến hành những hoạt động cụ thể(vận động vô sản quốc tế ủng hộ công nhân Anh Pháp bãi công đến thắng lợi). Các Mác không chỉ lãnh đạo mà còn đóng vai trò xuất sắc giữ vững đường lối hoạt động quốc tế thế nhất, khoa học lí luận với thực tiễn.

=>Vì vậy Các Mác được xem là linh hồn của quốc tế thứ nhất.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Hoàn cảnh ra đời của quốc tế thứ nhất. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Bông
    Bé Bông

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 07/01/23
    • Lang băm
      Lang băm

      😊😊😊😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 07/01/23
      • Kẻ cướp trái tim tôi
        Kẻ cướp trái tim tôi

        😃😃😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 07/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử lớp 10

        Xem thêm