Cư dân chủ yếu của thành thị trung đại Tây Âu
Cư dân chủ yếu của thành thị trung đại Tây Âu được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Cư dân chủ yếu của thành thị trung đại Tây Âu
Câu hỏi: Cư dân chủ yếu của thành thị trung đại Tây Âu là
- Thợ thủ công, thương nhân
- Thợ thủ công, nông dân
- Lãnh chúa, quý tộc
- Lãnh chúa, thợ thủ công
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Thợ thủ công, thương nhân
Cư dân chủ yếu của thành thị trung đại Tây Âu là Thợ thủ công, thương nhân.
1. Sự thành lập các quốc gia mới ở Tây Âu
- Trong những thế kỷ III, IV, đế quốc Tây bộ Rôma đã rơi vào tình trạng khủng hoảng, đặc biệt từ cuối thế kỷ IV, đầu thế kỷ V, chế độ chiếm nô ở Tây bộ Rôma đã khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực.
+ Về kinh tế: Sự tan rã của nền kinh tế đại điền trang
+ Về chính trị: Đây là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt trong nội bộ giai cấp thống trị chủ nô.
+ Xã hội: Là thời kỳ diễn ra những cuộc cách mạng của nô lệ và dân nghèo
- Người Gecmanh vốn là những tộc người sống ở phía Bắc và Đông Bắc của đế quốc Rôma cổ đại từ nhiều thế kỷ trước. Họ là những chủng tộc lớn thuộc chủng Ấn- Âu. Ngay từ thế kỷ II- III, họ đã thiên di vào lãnh thổ đế quốc Rôma. Họ là những bộ tộc đang ở giai đoạn cuối cùng của chế độ xã hội nguyên thủy.
Cuối thế kỷ IV, đầu thế kỷ V, nhân sự suy yếu của đế quốc Rôma, người Gecmanh đã tràn vào một cách ồ ạt, chiếm đất của người Rôma và lập nên những vương quốc riêng của họ như vương quốc Tây Gôt (thành lập trên lãnh thổ miền nam xứ Gôlơ, lãnh thổ Tây Ban Nha), Vương quốc Văngđan (bao gồm Bắc Phi, các đảo phía tây Địa Trung Hải), vương quốc Buôcgôngđơ (gồm miền đông nam xứ Gôlơ), vương quốc Ănglôxăcxông (gồm bán đảo Britani), vương quốc Đông Gôt (bán đảo Italia), vương quốc Phrăng (Đông Bắc xứ Gôlơ).
Trong số các vương quốc do người Gecmanh thành lập, chỉ có vương quốc Phrăng tồn tại lâu dài nhất và đồng thời là quốc gia có vai trò quan trọng nhất ở Tây Âu trong thời sơ kì trung đại.
2. Nguồn gốc và vai trò của các thành thị trung đại ở Châu Âu
Thế kỷ XI sức sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi.
- Trong nông nghiệp: Công cụ sản xuất cải tiến hơn, kĩ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai hoang được đẩy mạnh, diện tích canh tác tăng, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều. Điều này dẫn đến sự xuất hiện nhiều sản phẩm dư thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi mua bán.
- Trong thủ công nghiệp, quá trình chuyên môn hóa diễn ra tương đối mạnh mẽ
⇒ Trước tình hình đó, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị.
- Thành thị do các lãnh chúa lập ra.
- Thành thị cổ được phục hồi
Vai trò:
- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.
- Chính trị: Thành thị ra đời góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.
- Văn hóa: Thành thị không chỉ là các trung tâm kinh tế, chính trị mà còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do, nhu cầu mở mang tri thức, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.
→ Thành thị ra đời có vai trò rất lớn, là “bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại” - Mác.
3. Sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến
Từ thế kỷ V - IX là thời kì xác lập của chế độ phong kiến ở Tây Âu, sự ra đời của chế độ phong kiến ở Tây Âu được hình thành trên cơ sở đổ nát của chế độ chiếm hữu nô lệ Rôma và sự giải thể của chế độ thị tộc của người Gecmanh. Sự ra đời của quan hệ sản xuất phong kiến gắn liền với sự hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến đó là giai cấp lãnh chúa và giai cấp nông nô. Muốn có hai giai cấp này phải trải qua một quá trình phong kiến hóa, đó là quá trình ruộng đất vào trong tay một số người để biến thành lãnh chúa phong kiến và đồng thời với quá trình trên là quá trình người nông dân tự do bị tước đoạt mất ruộng đất cùng với các tầng lớp nhân dân khác biến thành nông nô.
4. Phong trào Văn hóa Phục hưng
Phục hưng tinh hoa của nền văn hóa cổ Hi Lạp - Rô ma và sáng tạo nền văn hóa mới của giai cấp tư sản.
* Đặc điểm:
- Phê phán giáo hội phong kiến và giáo hội. Đề cao giá trị con người,đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học- kỹ thuật.
- Quê hương phong trào Văn hóa Hưng là l-ta-li- a và lan nhanh sang các nước Tây Âu:
+ Ra-bơ-le là nhà văn và Bác sĩ.
+ Đê-các-tơ là nhà toán học và triết học.
+ Lê-ô-na-đơ-Vanh-xi là họa sĩ, kỹ sư.
+ Sếch-xpia là nhà soạn kịch.
Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã suy tàn.
* Điều kiện của phong trào:
Phong trào Văn hóa Phục hưng đã diễn ra với những điều kiện thuận lợi:
- Kỹ thuật làm giấy và nghề in của người Trung Quốc được người Arập truyền vào phương Tây và được sử dụng rộng rãi ở một số nước Tây Âu trong đó có Ý. Đầu thế kỷ XV, châu Âu bắt đầu biết dùng bản khắc để in. Đến khi Johanne Guttenbec ở Đức phát minh ra kỹ thuật ấn loát bằng cách xếp chữ rời, nhất là vào năm 1440, Guttenbec phát minh ra được máy in và có thể in hai mặt chữ trên giấy, nhiều sách vở được xuất bản và văn hoá được phổ biến rộng rãi, giúp cho phong trào Văn hoá Phục hưng càng phát triển nhanh chóng hơn.
- Nghề đóng thuyền, sử dụng địa bàn, địa đồ, kỹ thuật đúc súng đạn tạo điều kiện cho các cuộc phát kiến địa lý thành công, mang lại sự giàu có cho châu Âu và mở ra cho khoa học những mảnh đất nghiên cứu mới.
- Văn hóa Phục hưng diễn ra gần như đồng thời với cải cách tôn giáo ở châu Âu, với cuộc đấu tranh của nông dân chống sự áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến, tăng lữ, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến.
- Ngoài ra, phong trào Văn hoá Phục hưng còn diễn ra trong thời kỳ chế độ quân chủ chuyên chế thắng lợi ở một số nước tiên tiến ở Châu Âu (Anh, Pháp…) làm chỗ dựa cho giai cấp tư sản lúc đó.
- Chủ nghĩa dân tộc đang hình thành và bắt đầu nổ ra những cuộc cách mạng tư sản tảo kỳ (Nêđeclan, Thuỵ Sĩ..)
Những sự kiện trên đều có tác động qua lại đối với phong trào Văn hóa Phục hưng, tạo thêm điều kiện cho phong trào Văn hóa Phục hưng nở rộ và phát triển.
5. Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân
Cải cách tôn giáo
* Nguyên nhân:
- Ki-tô giáo là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến Tây Âu, thống trị và chi phối đời sống tinh thần của xã hội Châu Âu.
- Nước Đức là nơi đầu tiên nổ ra phong trào cải cách tôn giáo: Lu thơ (1483-1546) tại Đức; Can-vanh (1509-1564) tại Thụy Sĩ, sau đó lan nhanh sang Bỉ, Hà Lan, Pháp, Anh.
* Nội dung: Cải cách bãi bỏ thủ tục và lễ nghi phiền toái, được đông đảo nhân dân đi theo.
* Tác dụng: Thúc đẩy và châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, tôn giáo bị phân hóa thành Tân giáo và Cựu giáo.
=> Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã suy tàn.
Chiến tranh nông dân Đức
* Nguyên nhân:
- Kinh tế thấp kém, chế độ phong kiến bảo thủ.
- Người nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề.
- Mâu thuẫn giữa nông dân và quý tộc phát triển đến đỉnh cao.
* Diễn biến:
- Lãnh tụ kiệt xuất là Tô-mát Muyn-xe: Lên án gay gắt sự hủ bại của giáo hội, lên án chế độ bóc lột phong kiến, kêu gọi nông dân nổi dậy chống áp bức, tuyên truyền và xây dựng một xã hội bình đẳng cho mọi người.
- Bước đầu giành thắng lợi, nhưng cuối cùng bị đàn áp nên thất bại.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Cư dân chủ yếu của thành thị trung đại Tây Âu. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.