Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đặc trưng của kinh tế phong kiến Tây Âu

VnDoc xin giới thiệu bài Đặc trưng của kinh tế phong kiến Tây Âu được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Đặc trưng của kinh tế phong kiến Tây Âu là?

  1. Nghề nông trồng lúa nước.
  2. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.
  3. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến.
  4. Nghề nông trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến.

Đặc trưng của kinh tế phong kiến Tây Âu là kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến

Giải thích:

- Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

- Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (phương Tây) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.

- Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.

1. Lãnh địa phong kiến là gì

- Lãnh địa phong kiến là một khu đất khá rộng, bao gồm nhiều phần đất như là ruộng đất của nông dân cày cấy, đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng núi hay sống … và lâu đài, dinh thự, lâu đài, nhà thờ, thôn xóm của nông dân như một quốc gia thu nhỏ hay còn gọi là một đơn vị riêng biệt và đóng kín, tự cung và tự cấp.

- Đất lãnh địa chia thành hai loại là đất thái ấp và đất phần. Đất thái ấp là những vùng đất rất tốt thuộc sở hữu của lãnh chúa. Đất phần là những phần đất còn lại, là vùng đất mà lãnh chúa sẽ thực hiện việc phân chia cho nông nô hoặc thuê để cày cấy để thu tô thuế từ nông nô.

2. Đặc trưng của lãnh địa phong kiến

* Đặc trưng về kinh tế

Lãnh địa phong kiến chính là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên tự cung – tự cấp:

- Nông nô sẽ là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa, bị lệ thuộc vào lãnh chúa, được lãnh chúa phân chia đất và phải nộp tô thuế cho lãnh chúa.

- Cùng với sản xuất lương thực thì trong lãnh địa còn phát triển các ngành kinh tế như dệt vải, rèn vũ khí,… để nuôi sống xã hội.

- Bên trong lãnh địa không có sự trao đổi với bên ngoài, trừ các mặt hàng trong lãnh địa không thể tự sản xuất như muối, tơ lụa, sắt, đồ trang sức,… Việc mua bán với bên ngoài lãnh địa không đậm nét và không thường xuyên.

* Đặc trưng về chính trị

Chế độ phong kiến thời này gọi là chế độ phong kiến phân quyền và mỗi lãnh địa sẽ là một đơn vị chính trị độc lập bởi các lý do sau:

- Lãnh chúa giống như vua đứng đầu một lãnh địa

- Mỗi lãnh chúa giống như một vị vua, đứng đầu cả nước, không có quyền hành tập trung.

- Mỗi lãnh chúa nắm quyền về chính trị, tài chính, quân đội, thuế khóa riêng,… không ai được can thiệp vào lãnh địa của từng lãnh chúa.

- Mỗi lãnh địa phong kiến được xây dựng vững chắc, là một pháo đài bất khả xâm phạm với hào sâu và kị sĩ bảo vệ,…

* Đặc trưng về xã hội

Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu trong mỗi lãnh địa là lãnh chúa và nông nô. Đời sống giữa 2 giai cấp có sự khác nhau riêng biệt. Cụ thể là:

- Đời sống lãnh chúa: Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, vô cùng sung sướng với việc cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng,… dựa trên bóc lột tô thuế và bóc lột sức lao động của nông nô.

- Đời sống nông nô: Đây chính là lực lượng chính trong sản xuất của các lãnh địa bị gắn chặt đời sống và lệ thuộc hoàn toàn vào lãnh chúa. Nông nô thường không có ruộng đất, sẽ nhận ruộng đất phần của lãnh chúa để sản xuất. Phải thực hiện địa tô lao dịch, các hoa lợi thu được trên vùng đất thái ấp do nông nô sản xuất phải nộp hoàn toàn cho lãnh chúa.

3. Sự hình thành lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa phong kiến

- Các thủ lĩnh quân sự của người Giéc – man được ban cấp nhiều ruộng đất, trở thành lãnh chúa – những kẻ có thế lực trong xã hội.

* Cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa:

- Lãnh chúa sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa.

- Họ không bao giờ phải lao động, suốt ngày chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức những buổi tiệc tùng, hội hè trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ.

- Họ còn đối xử tàn nhẫn với nông nô.

+ Những nô lệ được giải phóng (hoặc nông dân công xã bị mất đất) biến thành nông nô – tầng lớp sống phụ thuộc vào lãnh chúa.

4. Bài tập vận dụng

Bài 1: Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa đó như thế nào?

Đáp án

* Lãnh địa phong kiến:

- Lãnh địa là một khu đất rộng rộng: dó có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại… có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố.

* Đời sống kinh tế:

- Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày cấy và nộp tô, ngoài ra còn dệt vải, may quần áo, làm giầy dép, đóng đồ đạc, vũ khí…, chi mua một vài hàng nhu yếu phẩm như sắt, tơ lụa, đồ trang sức.

- Thủ công nghiệp cũng chỉ hoạt động trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ…, lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

- Lãnh địa là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, việc trao đổi buôn bán trong lãnh địa đóng vai trò thứ yếu.

- Đời sống chính trị trong lãnh địa:

+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập, lãnh chúa được coi là ông vua con, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng…

+ Đời sống lãnh chúa: Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa; sung sướng, thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng.

+ Đối với nông nô: bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn.

Bài 2: Hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa?

Đáp án

- Lãnh địa là phần đất riêng của lãnh chúa phong kiến. Trong lãnh địa có lâu đài, có dinh thự, nhà thờ... có hào sâu, có tường rào bao bọc xung quanh tạo thành những pháo đài kiên cố.

- Cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa:

+ Lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, tòa án, luật pháp riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng.

+ Trong các lãnh địa, các lãnh chúa sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa. Thời bình, họ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa hặc tổ chức những buổi tiệc tùng, hội hè trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ. Họ sống sung sướng trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Đặc trưng của kinh tế phong kiến Tây Âu. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử 10 Cánh Diều, Giải bài tập Lịch Sử 10, Lịch sử 10 Kết nối tri thức, Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo, Trắc nghiệm Lịch sử 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Đi Bộ
    Gấu Đi Bộ

    🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 07/01/23
    • Chuột Chít
      Chuột Chít

      💯💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 07/01/23
      • Chồn
        Chồn

        😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 07/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử lớp 10

        Xem thêm