Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật

Nội năng của một vật

Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi nằm trong nội dung Vật lý 10 bài 32 Nội năng và sự biến thiên nội năng. Cũng như đưa ra các câu hỏi, lý thuyết liên quan đến nội năng của một vật. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật

A. Cọ xát vật lên mặt bàn.

B. Đốt nóng vật.

C. Làm lạnh vật.

D. Đưa vật lên cao.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Ta có 2 cách để làm thay đổi nội năng là thực hiện công hoặc truyền nhiệt

Từ đó, ta suy ra việc đưa vật lên cao không làm thay đổi nội năng của vật

Đáp án D

Nội năng của vật là gì

Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật

Cách làm thay đổi nội năng

Thay đổi nội năng bằng cách thực hiện công

Trong quá trình thực hiện công có sự chuyển hóa từ một dạng năng lượng khác sang nội năng.

Ví dụ: cọ xát miếng kim loại trên mặt bàn (cơ năng →→ nội năng)

Thay đổi nội năng bằng cách truyền nhiệt

Quá trình truyền nhiệt: là quá trình làm thay đổi nội năng không có sự thực hiện công (chỉ có sự truyền nội năng từ vật này sang vật khác)

Nhiệt lượng: là số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt

ΔU = Q

Độ biến thiên nội năng ΔU: là phần nội năng tăng thêm hay giảm bớt đi trong một quá trình.

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Nội năng của một vật là

A. tổng động năng và thế năng của vật.

B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công.

D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.

Xem đáp án
Đáp án B

Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 2. Nhận định nào dưới đây chưa đúng:

A. Tác động lên hệ một công có thể làm thay đổi cả tổng động năng chuyển động nhiệt của các hạt tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng.

B. Nội năng của một hệ nhất định phải có thế năng tương tác giữa các hạt tạo nên hệ.

C. Độ biến thiên nội năng của một vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được

D. Trong quá trình đẳng nhiệt, độ tăng nội năng của hệ bằng nhiệt lượng mà hệ nhận được

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 3. Phát biểu nào sau đây chính xác:

A. Biến thiên nội năng là quá trình thay đổi cơ năng của vật.

B. Biến thiên nội năng là quá trình thay đổi nội năng của vật.

C. Độ biến thiên nội năng ΔU: là phần nội năng tăng thêm trong một quá trình.

D. Độ biến thiên nội năng ΔU: là phần nội năng giảm bớt đi trong một quá trình.

Xem đáp án
Đáp án B

A - sai vì: Biến thiên nội năng là quá trình thay đổi nội năng của vật.

B - đúng

C, D - sai vì: Độ biến thiên nội năng ΔU: là phần nội năng tăng thêm hay giảm bớt đi trong một quá trình.

Câu 4. Trường hợp làm biến đổi nội năng không do thực hiện công là?

A. Đun nước bằng bếp củi

B. Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm.

C. Nén khí trong xilanh.

D. Dùng tay cọ xát vật vào vào nhau.

Xem đáp án
Đáp án A

Đung nóng nước bằng bếp là thay đổi nội năng bằng cách truyền nhiệt chứ không phải thực hiện công

---------------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 311
Sắp xếp theo

    Vật lý 10 - Giải lý 10

    Xem thêm