Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dàn ý Hãy viết một bài văn để thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn

Ngữ văn lớp 10: Dàn ý Hãy viết một bài văn để thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn

Mời các bạn học sinh và thầy cô tham khảo tài liệu: Dàn ý Hãy viết một bài văn để thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn, tài liệu đã được VnDoc.com cập nhật chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh làm bài biết số 4 đề 3 Ngữ văn lớp 10 được hay hơn.

Để học tốt Ngữ văn lớp 10: Dàn ý Hãy viết một bài văn để thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn

Dàn ý bài viết văn số 4 lớp 10 đề 3: Bài làm 1

1. Tìm hiểu đề

Đây là dạng bài thuyết minh về một kinh nghiệm, một phương pháp học văn hoặc làm văn. Để làm được bài này, HS cần vận dụng những tri thức về lí luận văn học, về đọc – hiểu văn bản và xuất phát từ kinh nghiệm thực tế của mình trong quá trình học tập. Điều quan trọng là người viết phải phổ biến lại kinh nghiệm đó và đánh giá được hiệu quả của nó với bản thân việc học văn. Đó có thể là kinh nghiệm học thuộc, kinh nghiệm tóm tắt tác phẩm…

2. Dàn ý sơ lược

Mở bài:

Giới thiệu khái quát về kinh nghiệm học văn hoặc làm văn (kinh nghiệm thuộc thơ, tóm tắt truyện, lập dàn ý, viết bài…).

Thân bài:

  • Mô tả lại quá trình trải nghiệm của bản thân để có được kinh nghiệm đó.
  • Phổ biến lại kinh nghiệm.
  • Đánh giá vai trò, tác dụng của kinh nghiệm học và làm văn.

Kết bài:

Khẳng định lại ý nghĩa của kinh nghiệm học và làm văn.

3. Dàn ý chi tiết

Mở bài:

  • Hiện nay, có hiện tượng HS ngại học văn vì cho rằng đây là môn học khó và khổ. Nguyên nhân là do các bạn chưa tự rút ra cho mình những kinh nghiệm cần thiết cho môn học.
  • “Nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại” là một kinh nghiệm giúp bạn có thể chiếm lĩnh được môn học và ngày càng yêu thích, say mê văn chương.

Thân bài:

- Mô tả lại quá trình trải nghiệm của bản thân để có được kinh nghiệm đó:

  • Mỗi nhà văn trong sáng tác đều tuân theo lí thuyết về đặc trưng thể loại. Có 3 phương thức sáng tác: tự sự, trữ tình, kịch. Mỗi phương thức có cách chiếm lĩnh đời sống và phương tiện nghệ thuật riêng biệt.
  • Khi học bài trên lớp hay trong quá trình dạy, giáo viên đều hướng dẫn HS tìm hiểu theo đặc trưng thể loại của tác phẩm. Ví dụ tìm hiểu tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, thầy cô sẽ hướng dẫn chúng ta tìm hiểu từ tình huống truyện, nhân vật, ngôn ngữ…
  • Việc soạn bài, tìm hiểu tác phẩm trước ở nhà cũng trên cơ sở các câu hỏi về đặc trưng thể loại đó. Khi soạn truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”, HS sẽ được hướng dẫn soạn từ kịch tính của màn kịch, từ nghệ thuật gây cười mà suy ra tính cách nhân vật.

- Phổ biến kinh nghiệm:

  • Quan niệm: nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại là dựa vào thể loại để tìm hiểu tác phẩm. Từ đó làm định hướng cho việc tìm ý và làm văn (thuyết minh, nghị luận, biểu cảm…).
  • Muốn vậy, trước hết ta phải nắm chắc kiến thức về thể loại tác phẩm. Khi học phần văn học dân gian ở học kì I, ta phải nắm được thế nào là sử thi, thế nào là ca dao, thế nào là truyện cười… Khi học phần văn học trung đại, phải nắm được thế nào là phú, thế nào là hịch, cáo, chiếu, biểu.
  • Sau đó, căn cứ vào đặc trưng thể loại, ta sẽ tìm hiểu nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Rồi từ đó vận dụng vào làm văn.

Ví dụ: khi tìm hiểu những đoạn trích trong sử thi “Đăm Săn”, ta phải nắm được đặc trưng của sử thi anh hùng. Về nội dung: Sử thi anh hùng chủ yếu ca ngợi những nhân vật anh hùng có nhiều chiến công trong lãnh đạo cộng đồng thị tộc làm ăn sản xuất hay chiến đấu chống kẻ xâm chiếm cộng đồng. Về nghệ thuật, sử thi anh hùng thường dùng nhiều so sánh, phóng đại, trùng điệp, ngôn ngữ giàu tính hình tượng… Căn cứ vào kiến thức về thể loại đó, khi học và tìm hiểu đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, ta phải tìm hiểu hai nội dung trọng tâm: thứ nhất, đó là vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn trong trận giao chiến với Mtao Mxây (hành động, sức mạnh, lời nói, phẩm chất anh hùng); thứ hai, là sinh hoạt của cả cộng đồng trong lễ ăn mừng chiến thắng. Ngoài ra, còn phải chú trọng phân tích nghệ thuật so sánh, phóng đại, trùng điệp trong miêu tả.

  • Cuối cùng, mô hình hóa cách nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại thành đề cương ôn tập để làm tư liệu vận dụng ôn thi hay làm văn. Chẳng hạn, khi ôn tập, chúng ta sẽ phân loại tác phẩm theo thể loại (tự sự, trữ tình) để ôn. Ở các tác phẩm truyện, cần nắm được hình tượng thơ, tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu…

- Đánh giá, vận dụng:

  • Kinh nghiệm nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại sẽ giúp chúng ta phát huy được tính tích cực, chủ động của mình trong việc học.
  • Thúc đẩy quá trình tự học, tự lĩnh hội kiến thức và làm chủ kiến thức với chiếc chìa khóa hữu hiệu trong tay.
  • Vận dụng kinh nghiệm đó sẽ giúp HS chúng ta nắm được tác phẩm một cách dễ dàng và đặc biệt khi làm văn không lung túng, lạc đề.

Kết bài:

Môn Ngữ văn là bộ môn có tính nghệ thuật kết hợp với tính khoa học cao. Rút được kinh nghiệm học văn và làm văn tốt sẽ giúp cho chúng ta khám phá được những bí ẩn của văn chương. “Nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại” là một trong những kinh nghiệm như thế.

Dàn ý bài viết văn số 4 lớp 10 đề 3: Bài làm 2

Gợi ý:

  • Bài viết này thuyết minh về một vấn đề của chính bản thân người viết. Vì vậy đòi hỏi người viết không chỉ chăm học, làm bài tốt mà còn thường xuyên chú ý tới việc đúc rút kinh nghiệm và khả năng thuyết minh lại những kinh nghiệm ấy cho người khác.
  • Nếu là học văn thì có thể là kinh nghiệm đọc tác phẩm văn học có ghi chép tóm tắt, kinh nghiệm luyện viết câu văn, đoạn văn hay, kinh nghiệm tiếp thu bài trên lớp, kinh nghiệm rèn luyện quan sát, suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng để trau dồi đời sống tâm hồn...
  • Nếu là kinh nghiệm làm văn thì có thể là việc đọc kĩ đề bài, việc lập đề cương, việc triển khai các ý, việc đọc và kiểm tra lại trước khi nạp bài... Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng một số điểm:
  • Sự tìm hiểu thấu đáo trước khi viết.
  • Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, tìm được tài liệu có giá trị của các chuyên gia, các nhà khoa học có tên tuổi...
  • Thời điểm xuất bản, thông tin mới, những thay đổi thường có...
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm