Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dàn ý Thuyết minh một thể loại văn học: thơ Thất ngôn bát cú Đường luật

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Dàn ý Thuyết minh một thể loại văn học: thơ Thất ngôn bát cú Đường luật vừa được VnDoc sưu tầm và gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết với nội dung tài liệu đã được VnDoc cập nhật chi tiết để giúp các bạn học sinh học tốt hơn môn Ngữ văn. Mời thầy cô cùng các bạn tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Dàn ý bài làm văn số 6 lớp 10 đề 5 mẫu 1

Mở bài:

- Giới thiệu thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Thân bài:

+ Nêu đặc điểm của thể thơ.

- Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng.

- Số dòng số chữ trong câu trong bài bắt buộc không được thêm bớt

- Luật bằng trắc: có bài gieo vần bằng hoặc gieo vần trắc nhưng bằng là phổ biến

- Cách đối: đối hai câu đầu hoặc hai câu cuối, có bài vừa đối hai câu đầu, vừa đối hai câu cuối hoặc không có đối.

- Cách hiệp vần: Thường chữ cuối câu một bắt vần với chữ cuối câu 2,4. Chữ cuối câu hai bắng vần với chữ cuối câu cuối.

- Bố cục:

+ 4 phần: khai, thừa, chuyển, hợp

+ 2 phần: 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình

- Những nhận xét, đánh giá chung

- Ưu điểm: là thể thơ Đường có sự kết hợp hài hoà cân đối cổ điển nhạc điệu trầm bổng đăng đối nhịp nhàng. Có nội dung rất đa dạng và phong phú.

Nhược điểm: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có thi pháp chặt chẽ, nghiêm cách, vô cùng đa dạng nhưng không hề đơn giản, số câu số chữ bắt buộc không được thêm bớt.

Kết bài:

- Nêu vị trí của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: Có vị trí quan trọng là một trong những thể thơ hay góp phần vào những thành tựu rực rỡ về thơ ca của nền văn học.

Dàn ý bài làm văn số 6 lớp 10 đề 5 mẫu 2

Mở bài:

- Giới thiệu: Trong văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học trung đại, thế thơ thất ngôn bát cú Đường luật chiếm một vị trí quan trọng.

-Các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có những bài thơ hay viết theo thể thơ này.

Thân bài:

- Giới thiệu xuất xứ của thể thơ: Xuất hiện từ đời Đường - Trung Quốc và được thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu.

- Nêu đặc điểm của thể thơ:

+ Gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ.

+ Bài thơ gồm bốn phần đề - thực - luận - kết.

+ Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới.

+ Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề.

+ Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn.

+ Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề.

+ Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 và là vần bằng.

+ Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngủ bất luận; Nhị, tứ, lục phản minh”.

+ Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.

- Ưu - nhược điểm: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều nhưng khá gò bó, đòi hỏi niêm, luật chặt chẽ nên không dễ làm.

- Trong quá trình làm, nên lấy các ví dụ từ các bài thơ đã học để minh họa.

Kết bài: Nêu giá trị của thể thơ này.

Dàn ý bài làm văn số 6 lớp 10 đề 5 mẫu 3

1/ Mở bài:

- Giới thiệu thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật hay còn gọi là thơ Đường luật.

2/ Thân bài:

- Giới thiệu xuất xứ của thể thơ Đường luật: Xuất hiện từ đời Đường - Trung Quốc và được thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu.

- Đặc điểm của thể thơ Đường luật:

+ Gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ.

+ Bài thơ gồm bốn phần đề - thực - luận - kết.

+ Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới.

+ Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề.

+ Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn.

+ Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề.

+ Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 và là vần bằng.

+ Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”.

+ Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.

- Ưu - nhược điểm: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều nhưng khá gò bó, đòi hỏi niêm, luật chặt chẽ nên không dễ làm.

- Trong quá trình làm, nên lấy các ví dụ từ các bài thơ đã học để minh họa.

3/ Kết bài:

- Thơ Thất ngôn bát cú Đường luật có vị trí quan trọng là một trong những thể thơ hay góp phần vào những thành tựu rực rỡ về thơ ca của nền văn học.

Dàn ý bài làm văn số 6 lớp 10 đề 5 mẫu 4

1. Mở bài

Giới thiệu về thể loại Thất ngôn bát cú đường luật

2. Thân bài

Xuất xứ:

- Xuất hiện lần đầu tiên vào thời nhà Đường ở Trung Quốc

- Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật được du nhập vào Việt Nam từ thời kì Bắc thuộc.

Đặc điểm của thể thơ:

- Ngắn gọn nhưng có luật chặt chẽ. Mỗi bài có 8 câu, mỗi câu có bảy tiếng

- Luật bằng trắc: Tùy theo sáng tạo và ý đồ nghệ thuật của từng nhà thơ, có bài gieo vần bằng, có bài gieo vần trắc. Tuy nhiên số lượng bài thơ gieo vần bằng nhiều hơn.

- Cách hiệp vần: Chữ cuối của câu một được hiệp vần với chữ cuối câu 2,4. Chữ cuối câu hai bắt vần với chữ cuối câu cuối.

Bố cục: 4 phần (Đề-thực-luận-kết)

+ 2 câu đề: Giới thiệu về đối tượng, vấn đề cần nói đến

+ 2 câu thực: Triển khai ý tứ từ 2 câu thơ đề

+ 2 câu luận: Thực hiện bình luận, mở rộng ý tứ của câu

+ 2 câu kết: Tổng kết, khép lại vấn đề

Ví dụ qua một bài thơ Thất ngôn bát cú đường luật

Đánh giá về thể thơ:

- Thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật ngắn gọn, hàm súc, giàu nhạc điệu

- Thi pháp chặt chẽ, số câu chữ bắt buộc phải tuân thủ, không được thêm bớt nên không dễ làm

3. Kết bài

Khẳng định giá trị và vị trí của thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật

Dàn ý bài làm văn số 6 lớp 10 đề 5 mẫu 5

Mở bài

Giới thiệu khái quát về thể loại thơ Thất ngôn bát cú đường luật.

Thân bài

a, Nguồn gốc

Lần đầu tiên xuất hiện vào đời nhà Đường ở Trung Quốc.

Vào thời kỳ Bắc thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật đã du nhập vào Việt Nam.

b, Đặc điểm

Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật có đặc điểm ngắn gọn nhưng luật lại nghiêm ngặt. Mỗi bài thơ sẽ bao gồm 8 câu và mỗi câu có 7 tiếng.

Luật bằng trắc: Tùy vào sự sáng tạo của từng nhà thơ, có bài thơ được gieo vần bằng, có bài thơ lại được gieo vần trắc. Nhưng số lượng bài thơ gieo vần bằng sẽ nhiều hơn bài thơ gieo vần trắc.

Cách hiệp vần: Chữ cuối của câu thứ nhất sẽ được hiệp vần với chữ cuối câu thứ 2 và câu thữ 4. Và chữ cuối của câu thứ 2 bắt vần với chữ cuối của câu cuối cùng.

Thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật bao gồm 4 phần: Đề – Thực – Luận – Kết.

+ Hai câu đề: mở bài về đối tượng, vấn đề cần nói đến trong bài thơ.

+ Hai câu thực: giải thích ý hai từ 2 câu đề.

+ Hai câu luận: mở rộng ý của câu, diễn tả cảm xúc câu.

+ Hai câu kết: tóm lược vấn đề.

Lấy ví dụ về một bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật.

c, Đánh giá

Thể thơ giàu nhạc điệu, ngắn gọn và hàm súc. Tính nghiêm ngặt cao, số câu, số chữ bắt buộc phải tuân theo, không được thêm bớt số lượng câu chữ.

Kết bài

– Nêu giá trị của thể thơ

– Nêu vị trí của thể thơ.

Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật mẫu 1

Thất ngôn bát cú Đường luật là một thể thơ khá hay và đặc sắc, thích hợp để truyền tải những tình cảm với quê hương, đất nước. Chính những nội dung đặc sắc mà thể thơ truyền tải đã phần nào nâng cao giá trị của thể thơ này. Những bài thơ mang trong đó những tình cảm mãnh liệt của tác giả, phá vỡ đi phần nào sự chặt chẽ về quy tắc của một thể thơ cổ, có sức sống lâu dài với thời gian.

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.

Số dòng số chữ trong câu trong bài bắt buộc không được thêm bớt. Luật bằng trắc: có bài gieo vần bằng hoặc gieo vần trắc nhưng bằng là phổ biến. Cách đối: đối hai câu đầu hoặc hai câu cuối, có bài vừa đối hai câu đầu, vừa đối hai câu cuối hoặc không có đối. Cách hiệp vần: Thường chữ cuối câu một bắt vần với chữ cuối câu 2,4. Chữ cuối câu hai bằng vần với chữ cuối câu cuối. Bố cục: 4 phần: khai, thừa, chuyển, hợp, 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình.

Luật bằng trắc là 1 trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhịp điệu thơ bảy chữ, nó còn gọi là luật về sự phối thanh giữa các tiếng trong từng câu và các câu trong từng khổ, từng bài. Thanh bằng là thanh huyền và thanh ngang, thanh trắc là thanh hỏi, sắc, ngã, nặng. Trong mỗi câu thơ, sự phối thanh được qui định khá chặt chẽ theo quan điểm "Nhất tam ngũ bất luận" (Các tiếng 1, 3, 5 không xét tới) và "Nhị tứ lục phân minh" (Các tiếng 2, 4, 6 qui định rõ ràng). Quan hệ bằng trắc giữa các câu cũng được qui định chặt chẽ. Nếu dòng trên là bằng mà ứng với dòng dưới là trắc thì gọi là đối, ứng với dòng dưới cũng là bằng hoặc ngược lại thì gọi là niêm với nhau.

Trong thơ thất ngôn bát cú, quan hệ bằng trắc giữa các các câu trong mỗi phần đề, thực, luận, kết phải đối nhau; còn 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 phải niêm với nhau. Theo quan điểm, ta có thể thấy rõ sự qui định nghiêm ngặt về niêm, luật trong thơ thất ngôn bát cú. Chỉ cần dựa vào tiếng thứ hai của câu mở đầu, ta có thể biết bài được viết theo luật bằng hay trắc, ví dụ:.... Tuy nhiên, trong thơ hiện đại không đòi hỏi niêm luật này.

Ưu điểm của thể thơ này đó chính là thể thơ Đường có sự kết hợp hài hoà cân đối cổ điển nhạc điệu trầm bổng đăng đối nhịp nhàng. Có nội dung rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên bên cạnh đó nó còn mang những nhược điểm như: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có thi pháp chặt chẽ, nghiêm cách, vô cùng đa dạng nhưng không hề đơn giản, số câu số chữ bắt buộc không được thêm bớt.

Thất ngôn bát cú Đường luật là một thể thơ khá hay và đặc sắc, thích hợp để truyền tải những tình cảm với quê hương, đất nước đất nước. Chính những nội dung đặc sắc mà thể thơ truyền tải đã phần nào nâng cao giá trị của thể thơ này. Những bài thơ mang trong đó những tình cảm mãnh liệt của tác giả, phá vỡ đi phần nào sự chặt chẽ về quy tắc của một thể thơ cổ, có sức sống lâu dài với thời gian. Tóm lại, thất ngôn bát cú thực sự là một thể thơ tuyệt vời giúp các thi sĩ dệt lên những trang thơ hay, những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc lưu truyền mãi đến về sau.

Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật mẫu 2

Trong nền văn học Việt Nam có biết bao nhiêu là thi sĩ thành công ở nhiều thể thơ khác nhau. Trong kho tàng thơ ca, những thể thơ thật sự rất đa dạng đặc biệt là thơ ca trung đại có vay mượn từ Trung Quốc. Tiêu biểu trong thể thơ đó là thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

Với thể thơ này cách sắp xếp các thanh bằng, thanh trắc xen kẽ nhau theo kiểu “Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh”. Nghĩa là khi tiếng thứ 2 là thanh bằng thì tiếng thứ 4 sẽ là thanh trắc và tiếng thứ 6 thanh bằng, ngược lại đối với dòng tiếp theo (nếu như trong câu đầu là 2 là thanh bằng, 4 là thanh trắc, 6 là thanh bằng thì câu tiếp theo sẽ là 2 là thanh trắc, 4 là thanh bằng và 6 là thanh trắc).

Tiếp theo về luật thơ thông thường, Thể thơ thất ngôn bát cú có luật thơ thông thường theo 2 cách đó là Thất ngôn bát cú theo Đường luật và Thất ngôn bát cú theo Cổ phong. Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, có luật nghiêm khắc, niêm, vần, bố cục phải rõ ràng. Còn về thể thơ Thất ngôn bát cú Cổ phong thì không phải theo quy luật, có thể dùng một vần hoặc dùng nhiều vần, tuy nhiên vần phải phù hợp với quy luật âm thanh, xen nhau giữa nhịp bằng, trắc cho dễ đọc. Ngoài ra, còn có những bài thơ Thất ngôn bát cú chữ Nôm được gọi là thơ Hàn luật. Chẳng hạn như trong bài thơ “Tự tình 2” của Hồ Xuân Hương, đối với bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú được gieo ở vần chân “non”, “tròn”, “hòn”, “con”.

“Canh khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.

Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con.”

Trong bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú thì cấu trúc bao gồm có bốn phần đó là Đề – Thực – Luận – Kết. Hai câu đề giới thiệu về người hay cảnh vật. Hai câu thực giải thích chi tiết cũng như nêu cảm xúc ở hai câu đề. Hai câu luận mở rộng cảm xúc được nêu ra cũng như nêu ý tưởng chính. Hai câu kết: tóm lược lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh cảm xúc đã được giãi bày.

Tóm lại, đối với một bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú góp phần cho chúng ta hiểu rằng những quy luật và cấu trúc của nó đã tạo nên cái hay, thú vị cho những bài thơ.

-----------------------------

VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc bài: Dàn ý Thuyết minh một thể loại văn học: thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu học tập tại các mục sau: Học tốt Ngữ văn 10, Đề thi học kì 1 lớp 11, giải bài tập Toán lớp 10, đề thi học kì 1 lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp. Chúc các bạn học sinh học tập hiệu quả.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
42
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm