Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm học 2015 - 2016 (Vòng 2)
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học lớp 11
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm học 2015 - 2016 (Vòng 2). Tài liệu gồm 5 câu hỏi tự luận với thời gian thực hiện bài thi là 180 phút. Để thuận tiện cho các bạn trong quá trình đối chiếu kết quả bài làm ngay sau khi làm xong, chúng tôi đã cập nhật đầy đủ đáp án. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 11 tỉnh Nghệ An năm học 2015 - 2016
Đề thi Olympic Hóa học lớp 11 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm 2014 - 2015
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên:....................... | KỲ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2015 - 2016 Khóa ngày 23/03/2016 Môn: HÓA HỌC LỚP 11 THPT – VÒNG II Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) |
Bài 1 (2,5 điểm)
1. Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau (nếu có):
a) CH3-C≡CH + HBr (dư) → b) C2H2 + Br2
c) C2H5ONa + H2O → d) CH3CH2CH2Cl + H2O →
e) C6H5CH2Br + KOH f) C6H5-CH=CH2 + H2
g) BrCH2CH2CH2Br + Zn h) CH2OH-CHOH-CH2OH
i) Naphtalen + O2 k) 1-etylxiclohexen + K2Cr2O7 + H2SO4 →
(Với C6H5- là gốc phenyl)
2. Viết phương trình hóa học của các phản ứng (ghi rõ điều kiện) thực hiện dãy chuyển hóa sau:
Cho biết E là ancol etylic, G và H là polime.
Bài 2 (2,0 điểm)
1. Viết công thức cấu tạo các đồng phân ứng với công thức phân tử C4H10O.
2. Gọi tên thay thế các chất có công thức sau:
a) CH3CH[CH2]4CHCH3
b) BrCH=CH-C≡CH
c) O=CH-CH2-CH2-CH=CH-CH=O
d) CH3CH2CH(CH3)CH(CH3)[CH2]4CH(CH3)2
3. Từ etanol và các hoá chất vô cơ cần thiết (với điều kiện thích hợp), hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng điều chế 1,1-đicloetan (qua 4 giai đoạn).
Bài 3 (1,75 điểm)
1. Cho hai chất sau: C6H5CH2OH, o-H3CC6H4OH (với C6H5- là gốc phenyl)
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho từng chất trên tác dụng với kim loại Na, với dung dịch NaOH và với axit CH3COOH (ghi điều kiện phản ứng, nếu có).
2. Đốt cháy hoàn toàn 1,04 gam một hợp chất hữu cơ D cần vừa đủ 2,24 lít O2 (đktc) chỉ thu được khí CO2, hơi H2O theo tỉ lệ thể tích ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của D, biết tỉ khối hơi của D so với hiđro bằng 52, D chứa vòng benzen và tác dụng được với dung dịch brom.
3. Cho 10 ml dung dịch ancol etylic 460 phản ứng hết với kim loại Na (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml. Tìm giá trị của V.
Bài 4 (1,75 điểm)
1. Thực nghiệm cho biết năng lượng liên kết, kí hiệu là E, (theo kJ.mol-1) của một số liên kết như sau:
Liên kết | O-H (ancol) | C=O (RCHO) | C-H (ankan) | C-C (ankan) |
E | 437,6 | 705,2 | 412,6 | 331,5 |
Liên kết | C-O (ancol) | C-C (RCHO) | C-H (RCHO) | H-H |
E | 332,8 | 350,3 | 415,5 | 430,5 |
Tính nhiệt phản ứng (ΔH0 pư) của phản ứng: CH2(CHO)2 + 2H2 → CH2(CH2OH)2 (1)
2. Khi oxi hoá etylenglicol bằng HNO3 thì tạo thành một hỗn hợp 5 chất. Hãy viết công thức cấu tạo của 5 chất đó.
3. Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau:
Bài 5 (2,0 điểm)
1. Sắp xếp các hợp chất: phenol (I), p-metylphenol (II), m-nitrophenol (III) và p-nitrophenol (IV) theo thứ tự tăng dần tính axit. Giải thích.
2. Trong mỗi cặp chất sau đây, chất nào có nhiệt hiđro hóa lớn hơn? Giải thích.
a) Penta-1,4-đien và penta-1,3-đien.
b) trans-4,4-đimetylpent-2-en và cis-4,4-đimetylpent-2-en.
3. Tính pH của dung dịch C6H5COONa 2,0.10-5 M. Biết hằng số axit của axit benzoic bằng 6,29.10-5.