Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của

Dòng điện trong chất điện phân là

Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của được VnDoc biên soạn là nội dung câu hỏi nằm trong nội dung Vật lý 11 bài 14: Dòng điện trong chất điện phân. Cũng như được VnDoc nhắc lại kiến thức, từ đó bạn đọc vận dụng giải các câu hỏi bài tập liên quan, một cách chính xác nhất.

Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của

A. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường

B. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, electron tự do ngược chiều điện

trường

C. các electron ngược chiều điện trường, lỗ trống theo chiều điện trường

D. các ion và electron trong điện trường

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường

Đáp án A

Dòng điện trong chất điện phân

Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.

Bản chất dòng điện trong chất điện phân

Dòng điện trong chất điện phân là dòng ion dương và ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.

+ Ion dương chạy về phía catôt nên gọi là cation

+ Ion âm chạy về phía anôt nên gọi là anion.

Dòng điện trong chất điện phân không chỉ tải điện lượng mà còn tải cả vật chất (theo nghĩa hẹp) đi theo. Tới điện cực chỉ có êlectron có thể đi tiếp, còn lượng vật chất đọng lại ở điện cực, gây ra hiện tượng điện phân.

Chất điện phân không dẫn điện tốt bằng kim loại.

Hiện tượng dương cực tan

Các ion chuyển động về các điện cực có thể tác dụng với chất làm điện cực hoặc với dung môi tạo nên các phản ứng hóa học gọi là phản ứng phụ trong hiện tượng điện phân.

Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi các anion đi tới anot kéo các ion kim loại của điện cực vào trong dung dịch.

Ứng dụng của hiện tượng điện phân

Một số ứng dụng của hiện tượng điện phân:

Điều chế hoá chất: điều chế clo, hiđrô và xút trong công nghiệp hoá chất.

Luyện kim: người ta dựa vào hiện tượng dương cực tan để tinh chế kim loại. Các kim loại như đồng, nhôm, magiê và nhiều hoá chất được điều trực tiếp bằng phương pháp điện phân

Mạ điện: người ta dùng phương pháp điện phân để phủ một lớp kim loại không gỉ như crôm, niken, vàng, bạc... lên những đồ vật bằng kim loại khác.

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Bản chất dòng điện trong chất điện phân là

A. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường

B. dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường

C. dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường

D. dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 2. Dòng dịch chuyển có hướng của các ion là bản chất của dòng điện trong môi trường

A. kim loại.

B. chất điện phân.

C. chất khí.

D. chân không.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 3. Hiện tượng điện phân không ứng dụng để

A. đúc điện.

B. mạ điện.

C. sơn tĩnh điện.

D. luyện nhôm.

Xem đáp án
Đáp án C

-----------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật Lý lớp 11

    Xem thêm