Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 33: Tôi và chúng ta

Giải bài tập Ngữ văn bài 33: Tôi và chúng ta

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 33: Tôi và chúng ta là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tải và tham khảo.

Tôi và chúng ta

Lưu Quang Vũ

I. Kiến thức cơ bản

• Tác giả: Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948-1988), quê gốc Quảng Nam. Ông từng là bộ đội thời kháng chiến chống Mĩ. Lưu Quang Vũ bắt đầu sáng tác thơ khoảng giữa những năm 60 của thế kỉ XX. Ngòi bút kịch của ông nhạy bén, sắc sảo, đề cập đến hàng loạt vấn đề có tính thời sự nóng hổi trong cuộc sống đương thời, đáp ứng những đòi hỏi của đông đảo người xem trong thời kì xã hội chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng đổi mới.

• Tác phẩm: Để phát triển sản xuất, để đem lại quyền lợi, hạnh phúc cho mọi người, cần phá bỏ cách nghĩ, cơ chế lạc hậu, cũ kĩ, cần mạnh dạn đổi mới phương pháp tổ chức, lề lối hoạt động. Đây là một quá trình đấu tranh gay gắt, cần những con người có trí tuệ và bản lĩnh, dám nghĩ dám làm. Vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ đã thể hiện những điều ấy qua việc xây dựng tình huống kịch hấp dẫn và các nhân vật có tính cách rõ rệt.

II. Hướng dẫn đọc hiểu

Câu 1. Đọc kĩ các chú thích để hiểu nội dung, chủ đề vở kịch, hiểu vị trí của các nhân vật.

Qua đối tượng cụ thể là xí nghiệp thắng lợi, Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức quản lí lề lối hoạt động sản xuất trên đất nước ta những năm chín mươi cuả thế kỉ XX. Để phát triển sản xuất cần phải thay đổi tư duy, thay đổi phương thức quản lí, tổ chức, từ đó đổi mới cách làm. Những phương thức sản xuất cũ đã quá lỗi thời lạc hậu cần phải được phá bỏ, làm được như vậy nền kinh tế của đất nước mới phát triển vững mạnh.

Câu 2. Từ phần chú thích và các đoạn trích này em hiểu mẫu thuẫn cơ bản mà vở kịch “Tôi và chúng ta” thể hiện là gì? Ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta thời kì ấy như thế nào?

+ Mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch Tôi và chúng ta thể hiện đó là mâu thuẫn giữa những suy nghĩ, cách làm ăn mới mẻ của những người tiên tiến do giám đốc Hoàng Việt đứng đầu với một bên là cơ chế cách làm ăn đã quá cũ kĩ lỗi thời của nhóm bảo thủ xu nịnh của phó giám đốc Trương Chính.

+ Đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng nó không phải của riêng xí nghiệp Thắng Lợi mà là tình hình chung của đất nước ta hồi bấy giờ, vấn đề cấp thiết của cuộc sống

Câu 3. Muốn thể hiện sự phát triển của xung đột kịch, tác giả cần tạo được tình huống. Trong cảnh ba này, tình huống đó là gì? Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây bộc lộ như thế nào?

“Tình huống kịch bắt đầu từ một cách nghĩ mới, một cách làm mới làm đảo lộn mọi nề nếp mọi cách nghĩ, cách làm từ trước đến nay”. Ý tưởng mới là một thách thức là người chủ trương phải dũng cảm đương đầu. Hoàng Việt và Lê Sơn đã nổ những phát súng đầu tiên vào cái thành trì tư tưởng bảo thủ trì trệ của cơ chế quan liêu. Đầu tư để mở rộng sản xuất, thay đổi nguyên tắc tiền lương để khuyến khích lao động làm giàu cho xã hội, cải thiện cho đời sống của công nhân đó là ước mơ là nguyện vọng của nhiều người.

Thế nhưng ý tưởng đó đã vấp phải những ràng buộc của phe bảo thủ họ đều là những người giữ những cương vị chủ chốt của xí nghiệp nhưng không làm được gì để thúc đẩy sản xuất mà chỉ tìm cách kìm hãm gây khó dễ cho công cuộc đổi mới. Làm thế nào để cởi trói cho sản xuất là điều không phải dễ. Tình huống đó làm điểm tựa cho mâu thuẫn kịch phát triển.

Câu 4. Qua đoạn trích, em hiểu như thế nào về tính cách của Giám đốc Hoàng Việt, kĩ sư Lê Sơn, Phó giám đốc Nguyễn Chính, Quản đốc phân xưởng Trương

Qua một cảnh kịch mà đánh giá tính cách của các nhân vật là điều không dễ chút nào, tuy nhiên ta cũng có thể hình dung phần nào tính cách của các nhân vật như sau:

+ Giám đốc Hoàng Việt: Là người đại diện cho cái mới, một người lãnh đạo năng nổ nhiệt tình vừa có tài, vừa có tâm, lại vừa có tầm. Ông là người ngay thẳng trung thực dám nghĩ dám làm. Vì lợi ích của xí nghiệp, vì cuộc sống của anh em công nhân trong nhà máy, ông kiên quyết đấu tranh phá bỏ cái cũ, đối mặt với những thử thách khó khăn những sự chống đối của phe bảo thủ để đưa xí nghiệp đi lên.

+ Kĩ sư Lê Sơn: Là người có trình độ chuyên môn giỏi lại vừa có tâm huyết với nghề nghiệp. Là người đã có nhiều năm gắn bó với xí nghiệp, anh ủng hộ sự đổi mới của giám đốc Việt dù biết rằng cuộc đấu tranh ấy sẽ rất gay go. Sự đi lên của xí nghiệp, sự chiến thắng của cái mới không thể thiếu những con người như anh.

+ Phó giám đốc Nguyễn Chính: Đại diện cho nhóm bảo thủ, lạc hậu. Nhưng anh ta là người có nhiều thủ đoạn mánh khoé khéo luồn lọt và xu nịnh cấp trên luôn vin vào nguyên tắc để chống lại sự đổi mới. Chính ông ta là người đã kìm hãm sự đi lên và phát triển của xí nghiệp.

+ Quản đốc phân xưởng Trương: Là người làm việc theo nguyên tắc một cách máy móc, hách dịch với anh chị em công nhân, thiếu tình người.

Câu 5. Em có cảm nhận gì về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch?

Xu thế phát triển và kết thúc của vở kịch là sự tất yếu. Bởi vì cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới là cuộc đấu tranh gay go quyết liệt nhưng cuối cùng phần thắng phải thuộc về cái mới cái tiến bộ. Cái mới chiến thắng thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 33: Tổng kết Văn học

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm