Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077). Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

1. Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa:

- Mục tiêu tấn công của ta chỉ là các căn cứ quân sự, kho lương thảo - là những nơi quân Tống chuẩn bị cho cuộc tiến công xâm lược nước ta. Nên cuộc tiến công của ta mặc dù sang đất Tống nhưng là chính đáng. Trên đường tiến công, quân ta treo bảng nói rõ mục đích của mình, khi thực hiện xong mục đích ta chủ động rút khỏi đất Tống.

- "Tiến công trước để tự vệ" là một chủ trương độc đáo, sáng tạo. Tiến công để tự vệ chứ không phải là xâm lược. Thắng lợi này là đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang, bị động.

2. Em hãy trình bày lại âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt.

Trả lời:

Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

- Từ giữa thế kỉ XI, tình hình nhà Tống gặp phải những khó khăn: Ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn, nông dân khởi nghĩa, vùng biên cương phía bắc nhà Tống hai nước Liêu, Hạ quấy nhiễu…

- Nhà Tống quyết định thông qua chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước nên quyết định xâm lược Đại Việt.

- Nhà Tống xúi giục vua Cham-pa đánh lên từ phía Nam, còn ở biên giới phía Bắc của Đại Việt nhà Tống ngăn cản việc buôn bán, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc.

3. Vua tôi nhà Lý đã làm gì trước âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống?

Trả lời:

* Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ

- Nhà Lý cử Lý Thường Kiệt làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến, tăng cường canh phòng, luyện tập. Các tù trưởng được phong tước cao, được mộ thêm quân đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.

- Lý Thánh Tông cùng Lý Thường Kiệt đem quân đánh Cham-pa, làm thất bại âm mưu tiến công phối hợp của nhà Tống với Cham-pa.

- Tháng 10-1075, thực hiện chủ trương "tiến công trước để tự vệ", Lý Thường Kiệt đem 10 vạn quân bất ngờ tấn công vào châu Ung, châu Khâm, châu Liêm.

Sau khi tiêu diệt các căn cứ, kho tàng của giặc, Lý Thường Kiệt kéo quân về tấn công châu Ung (Quảng Tây). Sau 42 ngày chiến đấu, quân ta hạ thành Ung Châu và nhanh chóng rút quân về nước.

4. Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống?

Trả lời:

Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống vì:

- Sông Như Nguyệt như một chiến tuyến tự nhiên rất khó có thể vượt qua.

- Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) và Thăng Long. Việc chọn phòng tuyến Như Nguyệt sẽ thuận lợi cho ta phòng thủ và khó cho địch khi tiến công.

5. Vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống.

Trả lời:

Vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống:

- Trong kế hoạch "Tiên phát chế nhân", Lý Thường Kiệt cùng với Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân, chia làm hai đường thuỷ, bộ tấn công sang đất Tống. Quân bộ do các tù trưởng Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy dẫn binh miền núi đánh vào Ung Châu, góp phần làm nên thắng lợi.

- Các dân tộc thiểu số còn nỗ lực góp phần làm nên chiến thắng trên sông Như Nguyệt

- trận đánh quyết định thắng lợi cho quân dân ta, đánh tan âm mưu xâm lược của quân Tống.

6. Nhà Lý chuẩn bị đối phó quân Tống như thế nào?

Trả lời:

Dựa vào mục 1, SGK để trả lời. Nêu rõ việc Lý Thường Kiệt được cử làm người chỉ huy quân đội, tiến đánh Cham-pa. Đặc biệt là chủ động tiến công châu Ung, châu Khâm và châu Liêm để tự vệ với phương châm "ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc".

7. Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này.

Trả lời:

a) Nguyên nhân thắng lợi

- Thứ nhất, là do tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất và lòng tự cường dân tộc của quân dân ta. Trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã từ bỏ danh vọng bổng lộc, xin triều đình mời Lý Đạo Thành về Thăng Long nhậm chức Tể tướng, còn ông chỉ tổ chức kháng chiến mà không tham gia các chức vụ trong vương triều.

- Thứ hai, là do khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc. Trong cuộc kháng chiến, nhân dân ta đã nhất trí một lòng xung quanh triều đình hoặc bộ tham mưu cùng chung sức đánh giặc.

- Thứ ba, là sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của các tướng lĩnh chỉ huy mà tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.

- Thứ tư, nguyên nhân khách quan: Khí hậu nóng nực ở phương Nam là một trở lực lớn đối với quân xâm lược; địa hình của đất nước ta không phù hợp với sự di chuyển và chiến đấu của quân Tống; việc tiếp tế của giặc gặp nhiều khó khăn, khiến địch lúng túng, tinh thần bị dao động...

b) Ý nghĩa lịch sử

- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã củng cố chính quyền phong kiến vững mạnh, tạo điều kiện xây dựng đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…

Lòng tin của nhân dân với triều đình được nâng cao.

- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến đã chứng tỏ lòng yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
37
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 7

    Xem thêm