Giáo án GDCD 9 Cánh diều cả năm
Giáo án Giáo dục công dân 9 sách Cánh diều
Giáo án môn Giáo dục công dân 9 Cánh diều cả năm bao gồm các mẫu giáo án môn GDCD lớp 9 sách Cánh diều đầy đủ từ bài 1 đến bài 10. Tài liệu dưới dạng file word giúp thầy cô dễ dàng chỉnh sửa và lên giáo án phù hợp với chương trình giảng dạy mới trong nhà trường. Để xem toàn bộ giáo án Giáo dục công dân 9 Cánh diều, mời thầy cô tải về xem chi tiết.
BÀI 1. SỐNG CÓ LÝ TƯỞNG
(Thời gian thực hiện 2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm sống có lí tưởng.
- Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.
- Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.
2. Năng lực
- Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản giúp mỗi cá nhân biết sống có lý tưởng.
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các lý tưởng cao đẹp của bản thân.
- Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân: Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Tích cực học tập, lao động, rèn luyện sức khoẻ, tham gia các hoạt động tập thể, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học:Máy tính, tivi, bài giảng PowerPoint,....
2. Học liệu
- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 9 Bộ Cánh Diều;
- Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học;
- Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học;
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
1. Hoạt động: Mở đầu a) Mục tiêu. Tạo hứng thú học tập cho HS và giúp HS có hiểu biết ban đầu về việc sống có lí tưởng. b) Nội dung. GV cho HS xem hình ảnh và các thông tin trong hình ảnh nói về các nhân vật lịch sử và thực hiện yêu cầu sau: Dựa vào dữ liệu dưới đây, em hãy cho biết tên các nhân vật và chia sẻ hiểu hiết của mình về những nhân vật đó. c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu biết và chỉ ra được những biểu hiện về lý tưởng sống cao đẹp của mỗi nhân vật được đề cập trong bức tranh. Ảnh 1: - Tên nhân vật: Võ Thị Sáu - Chia sẻ hiểu biết: + Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ. Với ý chí căm thù giặc Pháp xâm lược sâu sắc, ngay từ năm 14 tuổi, chị Sáu đã tham gia cách mạng. + Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Sáu đã sa vào tay giặc. Mặc dù bị giặc Pháp tra tấn dã man nhưng chị Sáu vẫn kiên quyết không khai. Không khuất phục được chị Sáu, thực dân Pháp đã đưa chị ra xử bắn. + Trên đường ra pháp trường, chị Sáu vẫn giữ nét mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát Quốc tế ca, với tinh thần lạc quan cách mạng. ♦ Ảnh 2: - Tên nhân vật: Lý Tự Trọng - Chia sẻ hiểu biết: + Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, con ông Lê Hữu Đạt (còn gọi là Lê Khoan), là một gia đình yêu nước thương dân, nuôi chí phục thù, quê nhà ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Với ý chí căm thù giặc Pháp xâm lược sâu sắc, ngay từ năm 14 tuổi, anh Trọng đã tham gia cách mạng. + Ngày 3/2/1930, trong một lần thực hiện nhiệm vụ cách mạng, anh Trọng đã sa vào tay giặc. Mặc dù bị giặc Pháp tra tấn dã man nhưng anh vẫn kiên quyết không khai. Không khuất phục được anh Trọng, thực dân Pháp đã đưa anh ra xử chém. + Trước khi lên máy chém, Lý Tự Trọng vẫn hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca và hô vang: "Đả đảo thực dân Pháp", "Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm", "Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm". d) Tổ chức thực hiện
|
|
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS xem hình ảnh và các thông tin trong hình ảnh nói về các nhân vật lịch sử và thực hiện yêu cầu sau: Dựa vào dữ liệu dưới đây, em hãy cho biết tên các nhân vật và chia sẻ hiểu hiết của mình về những nhân vật đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS xem clip và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình - Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh Gv nhấn mạnh: Lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người muốn hướng tới. Lí tưởng như ánh sáng dẫn đường, chỉ lối cho hành động của mỗi người. Người sống có lí tưởng là người luôn suy nghĩ và hành động vì sự tiến bộ của bản thân, giúp ích cho gia đình và đất nước.
|
|
2. Hoạt động: Khám phá(Hình thành kiến thức mới) Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Sống có lí tưởng và ý nghĩa của sống có lí tưởng a) Mục tiêu. HS nêu được thế nào là sống có lí tưởng, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng. b) Nội dung. GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trong SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: 1/ Em hiểu như thế nào về câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky? Theo em, câu nói đó có ý nghĩa như thế nào đối với Đặng Thuỳ Trâm và các thế hệ thanh niên thời đó? 2/ Em nhận xét gì về mục đích sống, hành động, việc làm của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm trong thông tin trên? 3/ Hãy kể về một tấm gương sống có lí tưởng ở quê hương em. Điều em học được từ tấm gương đó là gì? c) Sản phẩm. 1/ Ý nghĩa của câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky là: + Mỗi người cần phải xác định được lý tưởng sống của bản thân và luôn nỗ lực để hiện thực hóa lý tưởng ấy. + Cống hiến hết mình để phụng sự cho đất nước, cho nhân dân luôn là một trong những lý tưởng sống cao đẹp của con người. - Câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky đã: thôi thúc, cổ vũ cho liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm và các thế hệ thanh niên Việt Nam thời đó, anh dũng đứng lên đấu tranh cho nền độc lập tự do của dân tộc. 2/ Nhận xét: + Bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã có mục đích sống cao đẹp, khi cô luôn tâm niệm: mục đích sống của mình là cống hiến hết mình để phụng sự cho cách mạng, cho đất nước, cho nhân dân. + Từ mục đích sống cao đẹp ấy, bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã không quản ngại khó khăn, vất vả, luôn nỗ lực đem tài năng và y đức của mình để chữa trị cho các thương - bệnh binh. d) Tổ chức thực hiện |
|
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trong SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: 1/ Em hiểu như thế nào về câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky? Theo em, câu nói đó có ý nghĩa như thế nào đối với Đặng Thuỳ Trâm và các thế hệ thanh niên Việt Nam thời đó? 2/ Em nhận xét gì về mục đích sống, hành động, việc làm của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm trong thông tin trên? 3/ Hãy kể về một tấm gương sống có lí tưởng ở quê hương em. Điều em học được từ tấm gương đó là gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc thông tin. - Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra. Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm đôi, lần lượt viết câu trả lời ra nháp/phiếu học tập. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét Sống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại. |
1. Sống có lí tưởng và ý nghĩa của sống có lí tưởng - Sống có lí tưởng là việc mỗi người xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch, hành động của bản thân, phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại. - Sống có lí tưởng giúp mỗi cá nhân có động lực phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu của bản thân. Người sống có lí tưởng được xã hội công nhận, tôn trọng, tin tưởng. |
2. Hoạt động: Khám phá(Hình thành kiến thức mới) Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam a) Mục tiêu. Học sinh nêu được: lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam. b) Nội dung. GV hướng dẫn HS đọc hai thông tin tại mục 2 trong SGK và trả lời câu hỏi: a) Dựa vào thông tin, em hãy xác định những nhiệm vụ của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ? b) Em hãy nêu những việc thanh niên Việt Nam hiện nay cần phải làm để thực hiện các nhiệm vụ trên c) Hãy kể những việc em và các bạn đã làm để thực hiện nhiệm vụ của thanh niên. c) Sản phẩm. 1/ Những nhiệm vụ của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: - Khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, ra sức cần kiệm xây dựng nước nhà. - Nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân như: tự tư, tự lợi, tự kiêu, tự mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường. Phải chống tham ô, lãng phí. - Cố gắng học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hoa và kĩ thuật để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. 2/ Những việc thanh niên Việt Nam hiện nay cần phải làm để thực hiện các nhiệm vụ trên: - Tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Gương mẫu chấp hành và vận động mọi người thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. - Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân. d) Tổ chức thực hiện |
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV hướng dẫn HS đọc hai thông tin tại mục 2 trong SGK và trả lời câu hỏi: a) Dựa vào thông tin, em hãy xác định những nhiệm vụ của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ? b) Em hãy nêu những việc thanh niên Việt Nam hiện nay cần phải làm để thực hiện các nhiệm vụ trên c) Hãy kể những việc em và các bạn đã làm để thực hiện nhiệm vụ của thanh niên. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh cùng nhau đọc thông tin và thảo luận. - Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra qua việc trả lời câu hỏi 1 và 2 - Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét - Giáo viên chốt kiến thức giúp học sinh hiểu rõ được những việc cần làm để xây dựng lý tưởng sống cao đẹp của thanh niên hiện nay. Mỗi học sinh cần xác định được lí tưởng sống của bản thân và luôn tích cực học tập, rèn luyện sức khoẻ, dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội để hiện thực hóa lí tưởng, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, quốc gia và nhân loại. |
2. Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam - Luôn luôn phần đấu vì lí tưởng của Đảng và Bác Hồ. - Tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Gương mẫu chấp hành và vận động mọi người thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. - Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân.
|
3. Hoạt động: Luyện tập a. Mục tiêu: -HS được luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập. b. Nội dung: - Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy kiến thức, làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sơ đồ tư duy. Câu 1. Em hãy nhận xét việc làm của thanh niên trong các hình ảnh dưới đây. Phân tích ý nghĩa của những việc làm đó. - Nhận xét: việc làm của thanh niên trong các hình ảnh trên đã thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Cụ thể là: luôn nỗ lực không ngừng để góp sức và quá trình xây dựng và ảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Ý nghĩa của các việc làm đó: + Giúp cho mỗi cá nhân được học hỏi kiến thức và rèn luyện các kĩ năng mới. + Góp phần thay đổi thái độ, hành vi, thói quen, lan tỏa lối sống đẹp trong cộng đồng, tạo dựng hình ảnh đẹp về lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, xung kích vì cộng đồng + Có đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Câu 2. Em hãy dựa vào câu nói sau để thuyết trình về lí tưởng sống của thanh niên và ý nghĩa của sống có lí tưởng đối với thanh niên Việt Nam hiện nay. “Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có Mặt Trời” + Nội dung thể hiện được các ý: “Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định”: Hạn chế của việc sống không có lí tưởng: giống như người đi trong đêm tối không có đèn, người sống không có lí tưởng sẽ thiếu phương hướng đúng đắn để thành công trong cuộc sống. + Hình thức: khả năng sử dụng ngôn ngữ và biểu cảm của người thuyết trình. Câu 3. Em hãy kể về một tấm gương tiêu biểu của thanh niên Việt Nam có đóng góp to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và rút ra bài học cho bản thân. - HS chỉ ra được một số tấm gương tiêu biểu trong việc trong hoạt động học tập/ nghiên cứu khoa học/ khởi nghiệp/ thiện nguyện… và rút ra bài học cho bản thân Câu 4. Em hãy xác định lí tưởng sống của mình và xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện bản thân. - Xác định lí tưởng sống: tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội để góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Gợi ý kế hoạch hành động: + Biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình. + Khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn. + Biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã hội, làm cho xã hội này tốt đẹp hơn. d. Tổ chức thực hiện:
|
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy kiến thức bài học. - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập. ? Bài tập 1: GV cho học sinh trả lời cá nhân. ? Bài tập 2: Bài tập thuyết trình: GV cho học sinh thảo luận nhóm. ? Bài tập 3: GV cho học sinh chia sẻ cá nhân. ? Bài tập 4: GV gợi ý cách làm và giao nhiệm vụ về nhà cho HS thực hiện, thu bài vào tiết học sau.. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, hoàn thành nhiệm vụ. - Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: - Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực. - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: - Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm. - Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS. - GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS: + Kết quả làm việc của học sinh. + Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc. Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. |
III. Luyện tập Câu 1. Em hãy nhận xét việc làm của thanh niên trong các hình ảnh dưới đây. Phân tích ý nghĩa của những việc làm đó. - Nhận xét: việc làm của thanh niên trong các hình ảnh trên đã thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Cụ thể là: luôn nỗ lực không ngừng để góp sức và quá trình xây dựng và ảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Ý nghĩa của các việc làm đó: + Giúp cho mỗi cá nhân được học hỏi kiến thức và rèn luyện các kĩ năng mới. + Góp phần thay đổi thái độ, hành vi, thói quen, lan tỏa lối sống đẹp trong cộng đồng, tạo dựng hình ảnh đẹp về lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, xung kích vì cộng đồng + Có đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Câu 2. Em hãy dựa vào câu nói sau để thuyết trình về lí tưởng sống của thanh niên và ý nghĩa của sống có lí tưởng đối với thanh niên Việt Nam hiện nay. “Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có Mặt Trời” + Nội dung thể hiện được các ý: “Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định”: Hạn chế của việc sống không có lí tưởng: giống như người đi trong đêm tối không có đèn, người sống không có lí tưởng sẽ thiếu phương hướng đúng đắn để thành công trong cuộc sống. + Hình thức: khả năng sử dụng ngôn ngữ và biểu cảm của người thuyết trình. Câu 3. Em hãy kể về một tấm gương tiêu biểu của thanh niên Việt Nam có đóng góp to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và rút ra bài học cho bản thân. - HS chỉ ra được một số tấm gương tiêu biểu trong việc trong hoạt động học tập/ nghiên cứu khoa học/ khởi nghiệp/ thiện nguyện… và rút ra bài học cho bản thân Câu 4. Em hãy xác định lí tưởng sống của mình và xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện bản thân. - Xác định lí tưởng sống: tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội để góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Gợi ý kế hoạch hành động: + Biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình. + Khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn. + Biết yêu thương những người xung quanh, luôn muốn lan tỏa những thông điệp tích cực ra xã hội, làm cho xã hội này tốt đẹp hơn. |
..............................