Giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 9 sách Kết nối tri thức
Giáo án môn Lịch sử 9 Kết nối tri thức bao gồm các mẫu bài giảng môn GDTC lớp 9 sách Kết nối tri thức được để dưới dạng file word. Sau đây mời thầy cô tham khảo để lên giáo án phù hợp với chương trình giảng dạy mới trong nhà trường. Để xem giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức, mời thầy cô tải về xem chi tiết.
CHƯƠNG 1. THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
Tiết 1+2: BÀI 1. NƯỚC NGA VÀ LIÊN XÔ TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nêu được những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập.
- Trình bày được những thành tựu và chỉ ra được những hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc tự lực thực hiên các nhiệm vụ được giao trên lớp và ở nhà.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động thảo luận nhoám hoặc cặp đôi trong các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực tìm hiểu lịch sử: quan sát tranh, ảnh, lược đồ; khai thác và sử dụng được thông tin tư liệu để tìm hiểu về mước Nga Xô viết từ 1918 đến 1945.
+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: biết sử dụng tranh, ảnh, tư liệu, bảng số liệu kết hợp đọc thông tin trong sách giáo khoa để nêu những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập; Trình bày được những thành tựu và chỉ ra được những hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết đoạn văn ngắn giới thiệu về thành tựu ấn tượng nhất trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
3. Phẩm chất:
- Bài học góp phần bồi dưỡng ý thức khâm phục và tự hào về những thành tựu mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; từ đó nhận thức được sức mạnh và tính ưu việt, đồng thời tránh ngộ nhận, phủ nhận quá khứ lịch sử và những thành tựu vĩ đạo mà nhân dân Liên Xô đã lao động quên mình để đạt được trong giai đoạn này.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu
2. Học liệu:
Lược đồ nước Nga Xô viết chống thù trong, giặc ngoài (1918 – 1920).
https://www.youtube.com/watch?v=nkdukjVLef8
Phiếu học tập, tranh ảnh lịch sử có liên quan đến bài học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
Mục tiêu:Kết nối những điều HS đã biết với những điều HS chưa biết, tạo tâm thế hứng khởi, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới.
Nội dung: Cho HS quan sát hình ảnh nhà máy thủy điện Hòa Bình (Việt Nam) - công trình được nhà nước Liên Xô giúp đỡ, xây dựng. Từ đó liên hệ đến tình hình Liên Xô trong những ngày đầu sau cách mạng tháng 10 Nga. Nhân dân Liên Xô từng bước tháo gỡ những khó khăn.
Sản phẩm: câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Đây là công trình thủy điện nào? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về công trình thủy điện đó? (năm xây dựng, Xây dựng trên dòng sông nào? Công suất thiết kế, tên nước giúp đỡ xây dựng…)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ và trả lời theo hiểu biết, hoặc có thể sử dụng điện thoại để tra thông tin trên google.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- GV gọi 2 – 3 HS lần lượt đưa ra câu trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét và
bổ sung (nếu có)
- HS chia sẻ những thông tin hiểu biết có thể đúng hoặc sai.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét phần trình bày của HS. GV không chốt đúng sai mà chỉ định hướng vào bài học mới:
Công trình nhà máy thủy điện Hòa Bình- thành tựu của xây dựng XHCN ở Việt Nam - công trình này Việt Nam được người ảnh cả - Liên Xô viện trợ kinh phí, hỗ trợ công tác vận hành. Và trở thành công trình thủy điện lớn nhất cả nước thời điểm đó.
Để giúp đỡ được Việt Nam cũng như các nước XHCN giai đoạn sau này thì - Liên Xô- Người anh cả của XHCN trong những ngày đầu sau cách mạng tháng 10 Nga thành công đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách. Vậy những ngày đầu Liên Xô xây dựng XHCN đã gặp phải những khó khăn gì và từng bước vượt qua khó khăn ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Tìm hiểu về nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1922
- Mục tiêu:HS nêu được những nét chính về tình hình nước Nga Xô viết trước khi Liên Xô được thành lập.
- Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật Think- pair-share(Suy nghĩ-ghép cặp-chia sẻ) để tìm hiểu về tình hình nước Nga xô viết từ năm 1918-1922.
- Sản phẩm: HS chia sẻ, lựa chọn bằng 1 trong các hình thức: sơ đồ tư duy, bảng biểu, hình vẽ, vi deo…
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1:
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cặp đôi bằng kĩ thuật: Think- pair-share (Suy nghĩ-ghép cặp-chia sẻ)
Câu hỏi: Nêu những nét chính về tình hình nước Nga Xô Viết từ năm 1918-1922 (khó khăn, biện pháp, kết quả).
Nhiệm vụ 2: Nâng cao- mở rộng:
- Dựa vào lược đồ 1.2 hãy chỉ ra:Sau Cm tháng mười năm 1917 nước Nga xô viết gặp phải những khó khăn nào về thù trong giặc ngoài?
- Nêu hiểu biết của em về chính sách cộng sản thời chiến, chính sách kinh tế mới Nep?
- Tại sao lại có 2 chính sách khác nhau? So sánh chính sách cộng sản thời chiến và chính sách kinh tế mới (Nep).
- Theo em đường lối đổi mới về quan hệ sản xuất mà đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra có điểm gì giống với NEP?
- Vì sao nhân dân Xô viết bảo vệ được thành quả của Cách mạng tháng Mười?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ cá nhân, sau đó ghép cặp thảo luận thực hiện yêu cầu.
HS lựa chọn 1 trong cách hình thức gợi ý để báo cáo sản phẩm.
* Sản phẩm dự kiến
Nhiệm vụ 1: (Ghi bảng)
|
Nhiệm vụ 2:
1. HS dựa vào lược đồ hình 1.2 xác định
2. Từ năm 1919, Nhà nước Xô viết đã thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến (quốc hữu hoá toàn bộ các xí nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân, thi hành chế độ lao động bắt buộc,…) và kiểm soát được các ngành kinh tế then chốt.
Chính sách kinh tế mới (NEP). Nội dung cơ bản là bãi bỏ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chính sách thu thuế lương thực, thực hiện tự do buôn bán, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga,…
3. Do hoàn cảnh tại hai thời điểm khác nhau nên có hai chính sách khác nhau thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tại, giúp Liên Xô từng bước vượt qua khó khăn.
Tài liệu vẫn còn dài, mời thầy cô tải về tham khảo trọn bộ