Kế hoạch bài dạy Văn 9 Chân trời sáng tạo
KHBD Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo bao gồm các mẫu kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn lớp 9 cả năm sách Chân trời sáng tạo. Sau đây mời thầy cô tham khảo để lên giáo án phù hợp với chương trình giảng dạy mới trong nhà trư
PHẦN II
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÁC CHỦ ĐIỂM TRONG NGỮ VĂN 9
Bài 1. THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG
(Thơ – 13 tiết)
(Đọc và Thực hành tiếng Việt: 8 tiết; Viết: 3 tiết; Nói – Nghe: 1 tiết; Ôn tập: 1 tiết)
KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG ĐỌC VĂN BẢN THƠ
QUÊ HƯƠNG
BẾP LỬA
VẺ ĐẸP CỦA SÔNG ĐÀ (Đọc kết nối chủ điểm)
MÙA XUÂN NHO NHỎ (Đọc mở rộng theo thể loại)
Thời gian thực hiện: 8 tiết
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học này, HS có thể:
1. Năng lực
1.1. Năng lực chung
– Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.
– Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.
– Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
– Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống, cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do VB đã học mang lại.
1.2. Năng lực đặc thù
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận ra được ngữ cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
– Năng lực sáng tạo: Có những lí giải mới mẻ về VB.
2. Phẩm chất
– Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành động thiết thực.
– Chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao.
II. KIẾN THỨC
– VB văn học; hình thức nghệ thuật của VB văn học.
– Kết cấu của bài thơ; ngôn ngữ thơ.
– Cách đọc bài thơ theo đặc điểm thể loại.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Tuỳ điều kiện, GV nên chuẩn bị một số phương tiện dạy học dưới đây:
– Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu ngữ liệu, tranh ảnh (nếu có).
– Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm.
– Sơ đồ, biểu bảng.
– PHT, bảng kiểm kĩ năng đọc diễn cảm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
1. Hoạt động tìm hiểu chủ điểm và câu hỏi lớn của bài học
a. Mục tiêu:
– Bước đầu nhận ra ý nghĩa của chủ điểm.
– Xác định được thể loại chính và câu hỏi lớn của bài học.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tên chủ điểm, câu hỏi lớn của bài học và thể loại sẽ học.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: Nêu một số hình ảnh nổi bật và ấn tượng sâu sắc của em về quê hương.
* Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo, thảo luận: HS trình bày ý kiến, các HS khác bổ sung.
* Kết luận, nhận định: GV tổng hợp các ý kiến của HS, kết luận thể loại chính của bài học là thơ, thể hiện qua các VB 1, 2, 4, thể loại đó được lồng ghép trong chủ điểm Thương nhớ quê hương, thể hiện qua 4 VB và các nội dung Viết, Nói và nghe.
2. Hoạt động xác định nhiệm vụ học tập
a. Mục tiêu: Nhận biết nhiệm vụ học tập phần Đọc.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhiệm vụ học tập phần Đọc.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc tên bài học, đọc bốn chấm tròn đầu tiên trong khung Yêu cầu cần đạt, đọc lướt tên các VB 1, 2, 3, 4 trong chủ điểm và trả lời câu hỏi:
– Nhiệm vụ học tập chính của các em về Đọc ở bài học này là gì?
– Dự đoán nhiệm vụ đó sẽ được thực hiện qua các VB đọc nào?
* Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK và tìm câu trả lời.
* Báo cáo, thảo luận: Hai đến ba HS trả lời, HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
* Kết luận, nhận định: GV nhận xét về câu trả lời của HS và kết luận:
– Ở các lớp dưới, các em đã học kĩ năng đọc hiểu thơ, ở bài học này, các em tiếp tục học kĩ năng đọc hiểu thể loại thơ nói chung, qua ba VB: Quê hương, Bếp lửa, Mùa xuân nho nhỏ.
– Qua việc đọc VB 1 Vẻ đẹp của Sông Đà, các em sẽ hiểu thêm về quê hương và tình cảm đối với quê hương.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động tìm hiểu Tri thức Ngữ văn (phần tri thức đọc hiểu)
1.1. Văn bản văn học và Hình thức nghệ thuật của văn bản văn học
a. Mục tiêu:
– Nhận biết thế nào là VB văn học.
– Nhận biết thế nào là hình thức nghệ thuật của VB văn học.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
(1) Nhóm 4, 5 HS đọc mục VB văn học trong SGK, gạch chân các từ khoá thể hiện định nghĩa, đặc điểm của VB văn học về độ dài, cấu trúc, sau đó tìm một số ví dụ điền vào bảng sau:
VB văn học là: ................................................................................................................................ Hình thức tồn tại: (1) ......................................; (2) ................................................. ...................... | ||
Đặc điểm về độ dài | VB văn học có độ dài một, hoặc hai câu mà em biết là: ........................................ ............................................................... ............................................................... | VB văn học có độ dài hàng chục hoặc hàng trăm trang giấy mà em biết là: ............................................................. .............................................................. |
(2) Nhóm 4, 5 HS quan sát sơ đồ sau và điền mũi tên vào sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố của VB văn học:
Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về tham khảo chi tiết.