Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn KHTN 9 Kết nối tri thức

Đáp án tập huấn SGK Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK KHTN 9 Kết nối tri thức bao gồm 10 câu hỏi đi kèm đáp án, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 9 mới. Sau đây mời thầy cô tham khảo chi tiết.

Đáp án tập huấn môn Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức

Câu 1. Trong kế hoạch bài dạy, một hoạt động dạy học cần có các nội dung sau:

A. Mục tiêu, kiến thức, nội dung hoạt động, sản phẩm, cách thức tổ chức của giáo viên.
B. Mục tiêu, nội dung hoạt động, sản phẩm, cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên.
C. Mục tiêu, kiến thức, nội dung hoạt động, sản phẩm, đánh giá.
D. Mục tiêu, nội dung hoạt động, sản phẩm, đánh giá.

Đáp án: B

Câu 2. Khi lập kế hoạch bài dạy, GV có nhất thiết phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động được thể hiện trong SGK và SGV không?

A. GV phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động được thể hiện trong SGK và SGV.
B. GV phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động được thể hiện trong SGK, không nhất thiết phải thực hiện theo đúng SGV vì SGV là tài liệu tham khảo.
C. GV có quyền điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trong SGK và SGV sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ, khả năng nhận thức của HS.
D. GV có quyền điều chỉnh hình thức tổ chức hoạt động trong SGK và SGV sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ, khả năng nhận thức của HS nhưng không được phép điều chỉnh nội dung, phương pháp.

Đáp án: C.

Câu 3. Kiến thức được lựa chọn đưa vào SGK môn KHTN 9 có đặc điểm nào dưới đây?

(1)Tập trung vào nội dung cơ bản, loại bỏ, lược bỏ những chi tiết phức tạp, ít có ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống.
(2)Mở rộng phạm vi nội dung kiến thức chính thức của bài có thể vượt mức yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình.
(3)Có tính tích hợp nhằm tránh sự trùng lặp các kiến thức cùng có trong các phân môn khác nhau của KHTN.
(4)Đơn giản hoá nội dung kiến thức tới mức tối đa có thể cho phù hợp với trình độ tiếp thu của HS, với điều kiện dạy và học hiện nay ở Việt Nam.

Tổ hợp trả lời đúng là

A. 1, 2, 3.
B. 1, 3, 4.
C. 1, 2, 4.
D. 2, 3, 4.

Đáp án: B.

Câu 4. Trong mỗi bài học của SGK môn KHTN 9 gồm mở bài, thân bài, kết bài. Mỗi thành phần của bài học có ý nghĩa khác nhau. Phát biểu nào về ý nghĩa các thành phần của bài học dưới đây là sai?

A. Thân bài gồm chuỗi hoạt động mở bài, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng.
B. Kết bài là mục chốt về kiến thức và phát triển năng lực, đòi hỏi HS cần khắc sâu kiến thức, kĩ năng để vận dụng.
C. Mục kết bài, Em có thể, xác định các kiến thức, kĩ năng HS có thể vận dụng được để giải quyết các tình huống thực tiễn của cuộc sống liên quan đến nội dung bài học.
D. Mục mở bài là hoạt động khởi động nhằm khơi dậy trí tò mò của HS và giúp HS xác định được vấn đề học tập.

Đáp án: A.

Câu 5. Mạch nội dung Năng lượng và sự biến đổi trong SGK KHTN 9 – Chương trình GDPT 2018 bao gồm:

A. Năng lượng cơ học, ánh sáng, điện, điện từ, năng lượng với cuộc sống.
B. Năng lượng cơ học, ánh sáng, điện, điện từ, năng lượng với cuộc sống, khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất
C. Năng lượng cơ học, ánh sáng, điện, điện từ.
D. Năng lượng cơ học, ánh sáng, điện, điện từ, khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất.

Đáp án: A

Câu 6. Chỉ ra câu sai trong các phát biểu sau đây về mạch nội dung Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất.

A. Nội dung thuần túy về hoá học vô cơ, nên xếp sau chương kim loại.
B. Nội dung thuần tuý về hoá học, bao gồm cả hoá học vô cơ và hoá học hữu cơ.
C. Nội dung tích hợp các mạch kiến thức Hoá học, Vật lí và Sinh học.
D. Nội dung Khai thác nhiên liệu hoá thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu tổng hợp rất nhiều kiến thức mà học sinh đã được học ở các bài học trước, nên giáo viên cần giao nhiệm vụ học tập để HS tổ chức lại các kiến thức đã có trước khi vào bài học.

Đáp án: B.

Câu 7. Trong mạch nội dung về Kim loại môn KHTN 9, có nội dung nào sau đây?

A. Sự ăn mòn và bảo vệ kim loại.
B. Phản ứng của nhôm (aluminium) với dung dịch kiềm.
C. Tính chất chung của phi kim.
D. Tính chất chung của kim loại; ý nghĩa dãy hoạt động hoá học, tách kim loại và việc sử dụng hợp kim, sự khác nhau về tính chất chung của kim loại và phi kim.

Đáp án: D

Câu 8. Chỉ ra câu sai trong các câu sau.

Những nội dung nào dưới đây có trong CTGDPT 2018 nhưng không có ở CTGDPT 2006?

A. Lăng kính
B. Sự ăn mòn và bảo vệ kim loại.
C. Vật liệu composite.
D. Một số ứng dụng công nghệ di truyền trong y học, pháp y, làm sạch môi trường, nông nghiệp, an toàn sinh học.

Đáp án: B.

Câu 9. Phát biểu nào dưới đây về sự khác biệt của chương trình GDPT 2018 so với chương trình GDPT 2006 trong mạch nội dung Chất và sự biến đổi là không đúng?

A. Có các bài học về loại hợp chất alkane và alkene, mà không có bài học về loại hợp chất alkyne và arene.
B. Có nội dung về khái niệm về lipid và giới thiệu một số loại lipid.
C. Không có bài học riêng về tính chất của các phi kim: hydrogen, oxygen, chlorine, carbon, silicon.
D. Giải thích phản ứng cộng của alkene dựa trên sự kém bền của liên kết π (pi).

Đáp án: D

Câu 10. Trong những nhận định dưới đây, nhận định nào là đúng, nhận định nào là sai?

A. Các phương pháp chọn lọc là nội dung có ở cấp THCS của chương trình GDPT 2006 mà không có ở chương trình GDPT 2018.
B. Các quy luật di truyền của Mendel là nội dung không có ở cấp THCS mà có ở cấp THPT của chương trình GDPT 2006.
C. Chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo là nội dung có ở cấp THPT của chương trình GDPT 2006 và chương trình GDPT 2018.
D. Di truyền học với hôn nhân và lựa chọn giới tính trong sinh sản ở người là nội dung có ở chương trình GDPT 2018 mà không có ở chương trình GDPT 2006.

Đáp án: B.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm