Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo Bản 1
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 sách Chân trời sáng tạo
Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo bản 1 bao gồm các mẫu bài giảng môn HĐTN lớp 9 cả năm bộ sách Chân trời sáng tạo. Sau đây mời thầy cô tham khảo để lên giáo án phù hợp với chương trình giảng dạy mới trong nhà trường. Để xem giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo, mời thầy cô tải về xem chi tiết.
CHỦ ĐỀ 1:
TỰ TẠO ĐỘNG LỰC VÀ ỨNG PHÓ VỚI ÁP LỰC TRONG CUỘC SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Khám phá được khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống.
- Biết cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động.
- Ứng phó được với những căng thẳng trong quá trình học tập và trước các áp lực của cuộc sống.
2. Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9.
- Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (05 phút)
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS hứng thú với chủ đề, hiểu được ý nghĩa của việc tự tạo động lực và ứng phó với áp lực đối với bản thân trong cuộc sống; chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
b) Nội dung:
c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
*Giới thiệu ý nghĩa của chủ đề
- Cả lớp chơi trò chơi hoặc hát bài quen thuộc liên quan đến lứa tuổi của HS.
- GV giới thiệu ý nghĩa của giai đoạn lứa tuổi, giai đoạn sắp kết thúc Trung học cơ sở, chuẩn bị bước sang giai đoạn cao hơn và một số năng lực cần thiết cho hiện tại và chuẩn bị cho con đường tương lai như: năng lực thích nghi, tự tạo động lực và ứng phó được với áp lực,...
*Định hướng nội dung
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: quan sát tranh chủ đề, mô tả hoạt động và thái độ, cảm xúc của nhân vật trong tranh, thảo luận ý nghĩa, thông điệp của chủ đề và đọc phần định hướng nội dung ở trang 6 SGK.
- GV yêu cầu HS đọc cá nhân các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.
- GV cho HS đặt các câu hỏi nếu chưa rõ các nhiệm vụ cần thực hiện. GV có thể hỏi HS những câu hỏi hoặc nội dung HS muốn mở rộng.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu những thay đổi trong cuộc sống và khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi đó (20 phút)
a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS xác định được những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của mỗi cá nhân để sẵn sàng đón nhận và thích ứng với những thay đổi đó.
b) Nội dung:
c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
* NV1: Chia sẻ về những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV hỏi HS cả lớp: Những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của em là gì? - GV trình bày bảng thành các cột như sau để HS viết ý kiến: Bước 2: Quan sát và hướng dẫn học sinh - GV quan sát hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Tổ chức, điều hành - GV mời HS lên bảng ghi ý kiến của mình. Bước 4: Kết luận nhận định - GV trao đổi ý kiến của mình về những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của HS. * NV2: Trao đổi về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật ở tình huống Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc tình huống ở mục 2, nhiệm vụ 1, trang 7 SGK, thảo luận và chỉ ra sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật, những biểu hiện thể hiện sự thích nghi với thay đổi đó. Gợi ý: Thay đổi: chuyển trường, chuyển nhà sang ở địa phương khác. Biểu hiện thích nghi với sự thay đổi: • Chủ động hỏi bố mẹ về nơi ở mới; • Tìm hiểu về ngôi trường mới; • Có những người bạn mới sau một tuần; • Quen với cách dạy của thầy cô. - GV có thể bổ sung một số tình huống về sự thay đổi khác và chỉ ra những biểu hiện thích nghi cần có trong sự thay đổi đó. Ví dụ: GV yêu cầu HS quan sát hai bức tranh thành thị và nông thôn và đặt câu hỏi: Nếu cuộc sống thay đổi giữa hai môi trường này, điều gì sẽ xảy ra với em và em sẽ làm gì để thích nghi với sự thay đổi này? Bước 2: Quan sát và hướng dẫn học sinh - GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm 4 HS về những ảnh hưởng của sự thay đổi có thể xảy đến với cuộc sống cá nhân. - GV quan sát hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Tổ chức, điều hành - GV mời đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về kết quả thảo luận. Bước 4: Kết luận nhận định - GV kết luận: Sự thay đổi là quy luật của cuộc sống; có những thay đổi có thể dễ dàng đón nhận nhưng cũng có những thay đổi làm xáo trộn cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần rèn luyện để thích nghi với sự thay đổi để học tập, làm việc hiệu quả. * NV3: Chỉ ra khả năng thích nghi của em với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đưa ra những từ ngữ chỉ khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi theo gợi ý: Bước 2: Quan sát và hướng dẫn học sinh - GV quan sát hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Tổ chức, điều hành - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Kết luận nhận định - GV tổng hợp, nhận xét kết quả chia sẻ của HS. - GV hỏi cả lớp: Ai tự đánh giá mình là người dễ thích nghi với sự thay đổi? Ai khó thích nghi với sự thay đổi: - GV yêu cầu HS giơ tay và đếm số lượng. - GV gọi đại diện ở nhóm thích nghi tốt chia sẻ những tình huống mà mình dễ dàng thích nghi với sự thay đổi. - GV gọi đại diện ở nhóm thích nghi khó khăn chia sẻ những tình huống mà mình khó thích nghi với sự thay đổi và kết quả. - GV căn dặn HS: Sự rèn luyện sẽ giúp chúng ta hình thành và phát triển năng lực, vậy nên các em cần rèn luyện thường xuyên để có thể thích ứng tốt hơn. Những hoạt động tiếp theo cũng sẽ hỗ trợ cho các em có được khả năng thích ứng với sự thay đổi. - GV có thể bổ sung khả năng thích nghi của mình. |
1. Tìm hiểu những thay đổi trong cuộc sống và khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi đó
Bước 1. HS nhận nhiệm vụ HS quan sát và lắng nghe các yêu cầu của giáo viên
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ được giao với sự quan sát và hướng dẫn của giáo viên Bước 3. Báo cáo, thảo luận HS đại diện nhóm lên trình bày báo cáo trước lớp Bước 4: Ghi nhận kiến thức HS lắng nghe nhận xét, kết luận nhận định của giáo viên.
Bước 1. HS nhận nhiệm vụ HS quan sát và lắng nghe các yêu cầu của giáo viên
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ được giao với sự quan sát và hướng dẫn của giáo viên
Bước 3. Báo cáo, thảo luận HS đại diện nhóm lên trình bày báo cáo trước lớp Bước 4: Ghi nhận kiến thức HS lắng nghe nhận xét, kết luận nhận định của giáo viên.
Bước 1. HS nhận nhiệm vụ HS quan sát và lắng nghe các yêu cầu của giáo viên
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ được giao với sự quan sát và hướng dẫn của giáo viên
Bước 3. Báo cáo, thảo luận HS đại diện nhóm lên trình bày báo cáo trước lớp Bước 4: Ghi nhận kiến thức HS lắng nghe nhận xét, kết luận nhận định của giáo viên. |
Mời thầy cô xem toàn bộ nội dung trong file tải